Câu 1 trang 53: Nói về một trận thi đấu hoặc một buổi luyện tập thể thao em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Phương pháp:
Em hãy nói về một trận thỉ đấu hoặc một buổi luyện tập thể thao em đã chứng kiến hoặc tham gia theo những gợi ý sau:
1. Giới thiệu về trận thi đấu đó.
- Môn thể thao đó là gì?
- Diễn ra ở đâu? Em được xem vào dịp nào?
2. Trận đấu diễn ra như thế nào?
- Vận động viên: tranh đua kịch liệt, quyết tâm chiến thắng.
- Khán giả: hồi hộp, hò reo, cổ vũ cho các đội chơi.
3.Kết quả chung cuộc
4. Nêu cảm nghĩ của em khi xem xong trận đấu.
Trả lời:
Trong chuyến tham quan tại Bát Tràng - Đền Đô, chúng em đã được tham gia các trò chơi dân gian do các anh chị hướng dẫn viên và nhà trường tổ chức. Nhưng trò chơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm nhất là trò chơi kéo co. Mỗi lớp sẽ cử ra hai mươi bạn để tham gia thi đấu. Cầm chắc trên tay các bạn là sợi dây thừng rất to và dài, ở giữa là một dải lụa màu đỏ đánh dấu điểm mốc. Dưới sân có vạch sơn trắng để phân chia ranh giới hai đội. Khi đã biết đối thủ của mình là lớp 3H, chúng em hồ hởi ra sân thi đấu. Bạn nào cũng thể hiện tinh thần quyết tâm rất cao. Tiếng hô “bắt đầu” vang lên, cả hai đội đều dồn sức vào đôi tay. Hai chân bám chặt xuống đất, người ngả về phía sau ra sức kéo. Sợi dây khi thì nhích về phía đội em, khi thì lại nghiêng sang phía đội bạn. Tiếng trống, tiếng reo hò cổ vũ của các bạn cổ động viên càng làm cho chúng em thêm phấn khích. Cuối cùng, sau hai hiệp thi đấu, chiến thắng đã thuộc về lớp 3I chúng em. Cả lớp ôm nhau nhảy múa, vui mừng chiến thắng. Em rất thích chơi kéo co vì kéo co đem lại cho chúng em sức khỏe và tình đoàn kết. Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều chuyến đi tham quan hơn nữa để chúng em lại được chơi những trò chơi dân gian đầy bổ ích và lý thú.
Câu 2 trang 53: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lợi một trận thi đấu hoặc một buổi luyện tập thể thao em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Phương pháp:
Em hãy viết đoạn văn theo gợi ý sau:
1. Giới thiệu về trận thi đấu đó.
- Môn thể thao đó là gì?
- Diễn ra ở đâu? Em được xem vào dịp nào?
2. Trận đấu diễn ra như thế nào?
- Vận động viên: tranh đua kịch liệt, quyết tâm chiến thắng.
- Khán giả: hồi hộp, hò reo, cổ vũ cho các đội chơi.
3.Kết quả chung cuộc
4. Nêu cảm nghĩ của em khi xem xong trận đấu.
Trả lời:
“Hội khỏe Phù Đổng” của trường em tổ chức vào ngày chủ nhật tuần trước thật là sôi động. Từ môn bóng đá, cầu lông, chạy tiếp sức đến đá cầu, kéo co… đều diễn ra với sự góp mặt của các vận động viên tiêu biểu của mỗi lớp. Em ở trong đội kéo co của lớp - lớp 3A. Sau vòng đấu loại, ban tổ chức công bố hai đội vào vòng chung kết để giành giải nhất, nhì: Đội 3A của em và đội 3D được vào chung cuộc. Mỗi đội gồm mười người. Em là người đứng đầu của đội 3A, bởi các bạn trong lớp thường gọi em là “đầu máy xe lửa”. Cuộc giằng co giữa hai đội kéo dài năm phút mà chưa phân thắng bại. Em nghiến răng chịu đựng rồi dồn tất cả sức lực vào hai chân và hai tay, gồng mình, bấm sâu hai bàn chân xuống nền đất, bất ngờ giật mạnh một cái. Hình như không chịu đựng được cú giật bất ngờ ấy, toàn bộ đội 3D bị nhào tới, trượt qua khỏi vạch ranh giới, rồi đè lên nhau. Tiếng la hét cổ vũ của các bạn nổ tung lên, vang động cả sân trường. Chiến thắng đã thuộc về đội 3A của em.
Vận dụng:
Câu 1 trang 53: Viết và trang trí thông điệp vận động bạn bè, người thân tham gia tập thể thao.
Phương pháp:
Gợi ý:
Thông điệp:
Thể dục, thể thao đẩy lùi bệnh tật
Tập thể dục để cùng sống mạnh khỏe, hạnh phúc
“Nào cùng tập ngay! Vì một Việt Nam khoẻ mạnh và hạnh phúc”
Trả lời:
“Nào cùng tập ngay! Vì một Việt Nam khoẻ mạnh và hạnh phúc”
Câu 2 trang 53: Chia sẻ với bạn thông điệp của em.
Phương pháp:
Nói với bạn về thông điệp em đã viết.
G:
- Tên thông điệp
- Ý nghĩa của thông điệp.
Trả lời:
Em chia sẻ với bạn thông điệp của mình: “Nào cùng tập ngay! Vì một Việt Nam khoẻ mạnh và hạnh phúc”, Thông điệp “5T thể thao”: Tập đều đặn, tập đầy đủ, tập khoa học, tập đúng lúc, tập cùng nhau.
Giaibaitap.me
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 54, 55, 56 tập 2 Chân trời sáng tạo. Trao đổi với bạn những điều em biết về:
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 56 tập 2 Chân trời sáng tạo. Viết từ: Ý Yên. Viết câu: Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 56, 57 tập 2 Chân trời sáng tạo. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. Nói 1-2 câu nêu cảm nghĩ của em về bài vừa đọc.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 58, 59 tập 2 Chân trời sáng tạo. Chia sẻ về màu sắc của mây trời theo gợi ý. Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc. Nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời? Tưởng tượng, đặt tên cho đám mây em thích.