Phần I. Khởi động
Trao đổi với bạn những điều em biết về:
Phương pháp:
Em hãy quan sát hình ảnh kết hợp với hiểu biết của mình để trao đổi với bạn về: giọt sương, mặt trời, chim hót.
Trả lời:
- Giọt sương đọng trên mầm cây.
- Mặt trời tỏa ánh nắng.
- Chim hót líu lo.
Phần II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi
Nội dung chính:
Sự hòa hợp tươi đẹp của tự nhiên. Các sự vật trong tự nhiên tương tác cùng nhau.
Câu 1 trang 55: Giọt sương được tả như thế nào khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó?
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn thứ nhất để xem giọt sương được tả như thế nào khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó.
Trả lời:
Khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó giọt sương vẫn nằm im, lập lánh.
Câu 2 trang 55: Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương.
Phương pháp:
Em đọc tiếp đoạn 1 của bài đọc để tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương.
Trả lời:
Giọt sương trong vắt, trong đến nỗi soi mình vào nó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông.
Câu 3 trang 55: Tìm từ ngữ miêu tả việc làm của chị vành khuyên sau khi hiểu được khát vọng của giọt sương.
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để tìm từ ngữ miểu tả việc làm của chị vành khuyên sau khi hiểu được khát vọng của giọt sương.
Trả lời:
Chị cúi xuống, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh thiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.
Câu 4 trang 55: Người ta thấy những gì trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên?
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để biết người ta thấy những gì trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên.
Trả lời:
Trong lời bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu...
Câu 5 trang 55: Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?
Phương pháp:
Em hãy suy nghĩ và trả lời theo ý kiến riêng của mình.
Trả lời:
Em thích nhất nhân vật chim vàng khuyên vì hành động ý nghĩa hóa giọt sương vào giọng hát líu lo của mình.
2. Đọc một bài thơ về cây cối hoặc con vật
Câu hỏi trang 56:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.
b. Nói 2-3 câu về đặc điểm, hoạt động của cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài thơ.
Phương pháp:
a. Học sinh đọc bài thơ về cây cối hoặc con vật ghi chú vào phiếu học tập:
Tên bài thơ
Tác giả
Tên cây cối hoặc con vật (Đặc điểm và hoạt động)
Hình ảnh so sánh
Tên cây cối hoặc con vật là gì?
Cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài thơ có đặc điểm gì?
Cây cối hoặc con vật được so sánh với hình ảnh nào?
Trả lời:
a. Phiếu đọc sách:
- Tên bài thơ: Đàn ong vàng chăm chỉ
- Tác giả: Nlp Trinh.
- Nội dung: công việc chăm chỉ của con ong.
Ong vàng chăm chỉ
Tìm mật cho đời
Bay từ sáng sớm
Đến lúc hoàng hôn
Qua bao dặm đường
Hoa thơm cỏ lạ
Ong không mệt mỏi
Đầy ắp mật thơm.
b. Ong là loài vật rất chăm chỉ, luôn thức dậy rất sớm rong ruổi các con đường để tìm mật cho đời. Ong là loài vật rất có ích.
Giaibaitap.me
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 56 tập 2 Chân trời sáng tạo. Viết từ: Ý Yên. Viết câu: Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 56, 57 tập 2 Chân trời sáng tạo. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. Nói 1-2 câu nêu cảm nghĩ của em về bài vừa đọc.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 58, 59 tập 2 Chân trời sáng tạo. Chia sẻ về màu sắc của mây trời theo gợi ý. Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc. Nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời? Tưởng tượng, đặt tên cho đám mây em thích.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 60 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đọc lại truyện Giọt sương và cho biết. Tưởng tượng, nói về dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện Giọt sương.