Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Toán 10 Nâng cao

CHƯƠNG 6. GÓC LƯỢNG GIÁC VÀ CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC

Giải bài tập trang 219, 220 bài ôn tập chương 6 góc lượng giác và công thức lượng giác SGK Đại số 10 Nâng cao. Câu 66: Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo α mà góc uOv là góc nhọn thì...

Bài 66 trang 219 SGK Đại số 10 Nâng cao

Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo α mà góc uOv là góc nhọn thì:

\(\eqalign{
& A.\,\,0 \le \alpha \le {\pi \over 2} \cr
& B.\,\,\, - {\pi \over 2} \le \alpha \le {\pi \over 2} \cr
& C.\,\, - {\pi \over 2} < \alpha \le 0 \cr} \)

D. Có số nguyên k để \( - {\pi  \over 2} + k2\pi  < \alpha  < {\pi  \over 2} + k2\pi \)

Đáp án

Chọn D


Bài 67 trang 220 SGK Đại số 10 Nâng cao

Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo α mà góc uOv là góc tù thì:

 A. Có số nguyên k để \( {\pi  \over 2} + k2\pi  < \alpha  < {3\pi  \over 2} + k2\pi \)

\(\eqalign{
& B.\,\,-\pi\le \alpha \le {-\pi \over 2} \cr
& C.\,\,\, - {\pi \over 2} \le \alpha \le {3\pi \over 2} \cr
& D.\,\,  {\pi \over 2} < \alpha \le \pi \cr} \)

Đáp án

Chọn A.


Bài 68 trang 220 SGK Đại số 10 Nâng cao

Với góc lượng giác (OA, OM) có số đo α , xét góc lượng giác (OA, ON) có 1 số đo \({\alpha  \over 2}\) (M và N cùng nằm trên đường trọn lượng giác gốc A). Khi đó, với mọi α sao cho M nằm trong góc phần tư thứ III của hệ tọa độ gắn với đường tròn đó (M không nằm trên trục tọa độ), điểm N luôn.

A: nằm trong góc phần tư I

B: nằm trong góc phần tư II

C: nằm trong góc phần tư III

D: không nằm trong góc phần tư I và III

Đáp án

Ta có:

\(\eqalign{
& \pi + k2\pi < \alpha < {{3\pi } \over 2} + k2\pi ,\,\,k \in Z \cr
& \Rightarrow {\pi \over 2} + k\pi < {\alpha \over 2} < {{3\pi } \over 4} + k\pi \cr} \)

+ Nếu k chẵn thì N nằm trong góc phần tư thứ II

+ Nếu k lẻ thì N nằm trong góc phần tư thứ IV

Chọn (D)

 


Bài 69 trang 220 SGK Đại số 10 Nâng cao

Với góc lượng giác (OA, OM) có số đo ∝, xét góc lượng giác (OA, ON) có số đo 2∝ (M và N cùng nằm trên đường tròn lượng giác gốc A). Khi đó, với mọi ∝ so cho M nằm trong góc phần tư I của hệ tọa độ gắn với đường tròn đó (M không nằm trên trục tọa độ), điểm N luôn:

A: nằm trong góc phần tư I

B: nằm trong góc phần tư II

C: nằm trong góc phần tư III

D: không nằm trong góc phần tư IV

Đáp án

Ta có:

\(k2\pi  < \alpha  < {\pi  \over 2} + k2\pi  \Rightarrow k4\pi  < 2\alpha  < \pi  + k4\pi \)

Chọn (D)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác