Bài 6 trang 14 Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10 Nâng cao
Bài 6. Chứng minh rằng nếu \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {CD} \) thì \(\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BD} \).
Hướng dẫn trả lời
Áp dụng hệ thức ba điểm, ta có
\(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {CD} \,\,\,\, \Rightarrow \,\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CB} = \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {BD} \,\,\, \Rightarrow \,\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BD} \)
Bài 7 trang 14 sách giáo khoa (SGK) Hình học 10 Nâng cao
Bài 7. Tứ giác \(ABCD\) là hình gì nếu \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \) và \(\left| {\overrightarrow {AB} } \right| = \left| {\overrightarrow {BC} } \right|\)?
Hướng dẫn trả lời
Từ \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \) suy ra \(ABCD\) là hình bình hành.
\(AB, BC\) là hai cạnh liên tiếp của hình bình hành \(ABCD\) nên \(AB = BC\) thì \(ABCD\) là hình thoi.
Bài 8 trang 14 Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10 Nâng cao
Bài 8. Cho bốn điểm bất kì \(M, N, P, Q\). Chứng minh các đẳng thức sau
a) \(\overrightarrow {PQ} + \overrightarrow {NP} + \overrightarrow {MN} = \overrightarrow {MQ} \);
b) \(\overrightarrow {NP} + \overrightarrow {MN} = \overrightarrow {QP} + \overrightarrow {MQ} \);
c) \(\overrightarrow {MN} + \overrightarrow {PQ} = \overrightarrow {MQ} + \overrightarrow {PN} \).
Hướng dẫn trả lời
a) \(\overrightarrow {PQ} + \overrightarrow {NP} + \overrightarrow {MN} = (\overrightarrow {MN} + \overrightarrow {NP} ) + \overrightarrow {PQ} = \overrightarrow {MP} + \overrightarrow {PQ} = \overrightarrow {MQ} \)
b) \(\overrightarrow {NP} + \overrightarrow {MN} = (\overrightarrow {NQ} + \overrightarrow {QP} ) + (\overrightarrow {MQ} + \overrightarrow {QN} ) = \,\overrightarrow {QP} + \overrightarrow {MQ} + \overrightarrow {NQ} + \overrightarrow {QN} = \overrightarrow {QP} + \overrightarrow {MQ} \) ( vì \(\overrightarrow {NQ} + \overrightarrow {QN} = \overrightarrow 0 \) )
c) \(\overrightarrow {MN} + \overrightarrow {PQ} = (\overrightarrow {MQ} + \overrightarrow {QN} ) + (\overrightarrow {PN} + \overrightarrow {NQ} ) = \overrightarrow {MQ} + \overrightarrow {PN} + \overrightarrow {QN} + \overrightarrow {NQ} = \overrightarrow {MQ} + \overrightarrow {PN} \) ( vì \(\overrightarrow {QN} + \overrightarrow {NQ} = \overrightarrow 0 \))
Bài 9 trang 14 Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10 Nâng cao
Bài 9. Các hệ thức sau đây đúng hay sai (với mọi \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) )?
a) \(\left| {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right| = \left| {\overrightarrow a } \right| + \left| {\overrightarrow b } \right|\);
b) \(\left| {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right| \le \left| {\overrightarrow a } \right| + \left| {\overrightarrow b } \right|\).
Hướng dẫn trả lời
a) Sai, vì lấy \(\overrightarrow a ,\,\overrightarrow b \) không cùng phương thì \(\left| {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right| \le \left| {\overrightarrow a } \right| + \left| {\overrightarrow b } \right|\)
b) Đúng.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 14, 15 bài 2 tổng của hai vecto Sách giáo khoa Hình học 10 Nâng cao. Câu 10: Hãy điền vào chỗ trống (…) để được đẳng thức đúng...
Giải bài tập trang 17 bài 3 hiệu của hai vecto Sách giáo khoa Hình học 10 Nâng cao. Câu 14: Vectơ đối của vectơ...
Giải bài tập trang 17, 18 bài 3 hiệu của hai vecto Sách giáo khoa Hình học 10 Nâng cao. Câu 18: Chứng minh rằng...
Giải bài tập trang 23, 24 bài 4 tích của một vecto với một số Sách giáo khoa Hình học 10 Nâng cao. Câu 21: Hãy dựng các vec tơ sau đây và tính độ dài của chúng...