Bài 3.46 trang 162 Sách bài tập (SBT) Toán Hình Học 10
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm M(2;1).
a) Lập phương trình đường tròn (C) tiếp xúc với đường thẳng d: x - y - 1 = 0 tại M(2;1) và có tâm nằm trên đường thẳng d' :x - 2y - 6 = 0
b) Lập phương trình tiếp tuyến với (C) biết rằng tiếp tuyến này vuông góc với đường thẳng m: x - y + 3 = 0
Gợi ý làm bài
a) Đường thẳng \(\Delta \) đi qua M và vuông góc với d có phương trình \(\Delta :x + y + C = 0\). \(\Delta \) qua M nên C = -3. Vậy \(\Delta :x + y - 3 = 0\)
Tọa độ tâm I của đường tròn (C) là nghiệm của hệ:
\(\left\{ \matrix{
x + y - 3 = 0 \hfill \cr
x - 2y - 6 = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x = 4 \hfill \cr
y = - 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow I(4; - 1).\)
Bán kính \(R = IM = 2\sqrt 2 \)
Phương trình đường tròn cần tìm có tâm I(4;-1) và có bán kính \(R = 2\sqrt 2 \) là:
\({(x - 4)^2} + {(y + 1)^2} = 8.\)
b) Đường thẳng m: x - y + 3 = 0 Tiếp tuyến \(\Delta '\) với (C) vuông góc với đường thẳng m nên \(\Delta '\) có phương trình : x + y + c = 0
\(\Delta '\) là tiếp tuyến với (C) \( \Leftrightarrow d\left[ {I;\Delta '} \right] = R\)
\(\eqalign{
& \Leftrightarrow d\left[ {I;\Delta '} \right] = R \cr
& \Leftrightarrow {{\left| {4 - 1 + c} \right|} \over {\sqrt {{1^2} + {1^2}} }} = 2\sqrt 2 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
c = 1 \hfill \cr
c = - 7 \hfill \cr} \right. \cr} \)
Vậy có hai tiếp tuyến với (C) thỏa mãn yêu cầu bài toán có phương trình là :
\(\left[ \matrix{
\Delta {'_1}:x + y + 1 = 0 \hfill \cr
\Delta {'_2}:x + y - 7 = 0 \hfill \cr} \right.\)
Bài 3.47 trang 162 Sách bài tập (SBT) Toán Hình Học 10
Viết phương trình đường tròn (C) biết rằng (C) đi qua A(1;-6) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta :2x + y + 1 = 0\) tại B( - 2;3).
Gợi ý làm bài
Gọi I(a;b) là tâm của (C).
\(\eqalign{
& \overrightarrow {AI} = (a - 1;b + 6); \cr
& \,\overrightarrow {BI} = (a + 2;b - 3)\,; \cr
& \,{\overrightarrow u _\Delta } = ( - 1;2) \cr} \)
là vectơ chỉ phương của \(\Delta \)
Ta có : IA = IB = R và
\(IB \bot \Delta \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
A{I^2} = B{I^2} \hfill \cr
{\overrightarrow u _\Delta }.\overrightarrow {BI} = 0 \hfill \cr} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{(a - 1)^2} + {(b + 6)^2} = {(a + 2)^2} + {(b - 3)^2} \hfill \cr
- 1.(a + 2) + 2.(b - 3) = 0 \hfill \cr} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
6a - 18b = 24 \hfill \cr
- a + 2b = 8 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
a = - 32 \hfill \cr
b = - 12 \hfill \cr} \right.\)
Khi đó \({R^2} = A{I^2} = {( - 33)^2} + {( - 6)^2} = 1125\)
Vậy (C) : \({(x + 32)^2} + {(y + 12)^2} = 1125\)
Bài 3.48 trang 162 Sách bài tập (SBT) Toán Hình Học 10
Cho đường tròn (C) : \({x^2} + {y^2} - 6x + 4y - 12 = 0.\)
a) Tìm tọa độ tâm I và bán kính của đường tròn (C) ;
b) Viết phương trình tiếp tuyến của đườn tròn (C) biết rằng tiếp tuyến song song với đường thẳng d: 5x + 12y + 2012 = 0.
Gợi ý làm bài
a) (C) có tâm I(3;-1) và R = 5.
b) Tiếp tuyến \(\Delta \) song song với d \( \Rightarrow \Delta :5x + 12y + c = 0\,(c \ne 2012)\)
\(\Delta \) tiếp xúc với (C) \( \Leftrightarrow d(I;\Delta ) = R\)
\(\eqalign{
& \Leftrightarrow {{\left| {5.3 + 12.( - 2) + c} \right|} \over {\sqrt {{5^2} + {{12}^2}} }} = 5 \cr
& \Leftrightarrow \left| {c - 9} \right| = 65 \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
c = 74 \hfill \cr
c = - 56 \hfill \cr} \right. \cr} \)
Vậy \(\Delta :5x + 12y + 74 = 0\) hay \(\Delta :5x + 12y - 56 = 0.\)
Bài 3.49 trang 162 Sách bài tập (SBT) Toán Hình Học 10
Cho elip (E): \({{{x^2}} \over {64}} + {{{y^2}} \over {48}} = 1.\)
Tìm tọa độ những điểm M trên (E) sao cho : \(M{F_1} + 2M{F_2} = 26\)
Gợi ý làm bài
Ta có \(a = 8\,;\,b = 4\sqrt 3 \,;\,c = 4\,;\,{c \over a} = {1 \over 2}\,.\)
\(\eqalign{
& M(x;y) \in (E) \Leftrightarrow {{{x^2}} \over {64}} + {{{y^2}} \over {48}} = 1\,\,\,(1)\,\,; \cr
& \,{F_1}M = 8 + {x \over 2};\,{F_2}M = 8 - {x \over 2}. \cr} \)
Theo giả thiết ta có:
\(\eqalign{
& 8 + {x \over 2} + 2\left( {8 - {x \over 2}} \right) = 26 \cr
& \Leftrightarrow 24 - {x \over 2} = 26 \Leftrightarrow x = - 4. \cr} \)
Thay vào (1) ta được:
\({{16} \over {64}} = {{{y^2}} \over {48}} = 1 \Leftrightarrow {y^2} = 36 \Leftrightarrow y = \pm 6.\)
Vậy \(M( - 4; \pm 6).\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 162, 163 bài đề toán tổng hợp chương III phần hình học Sách bài tập (SBT) Toán Hình Học 10. Câu 3.50: Cho đường tròn (C)...
Giải bài tập trang 163 bài đề toán tổng hợp chương III phần hình học Sách bài tập (SBT) Toán Hình Học 10. Câu 3.54: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hình chữ nhật ABCD có điểm I(6;2) ...
Giải bài tập trang 163, 164 bài đề toán tổng hợp chương III phần hình học Sách bài tập (SBT) Toán Hình Học 10. Câu 3.58: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm điểm A thuộc trục hoành và điểm B...
Giải bài tập trang 164 bài đề toán tổng hợp chương III phần hình học Sách bài tập (SBT) Toán Hình Học 10. Câu 3.62: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng...