Bài 1.40 trang 44 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10
a) Cho \(A( - 1;8),B(1;6),C(3;4)\). Chứng minh ba điểm A, B, C thẳng hàng.
b) Cho \(A(1;1),B(3;2),C(m + 4;2m + 1)\). Tìm m để ba điểm A, B, C thẳng hàng.
Gợi ý làm bài
a) \(\overrightarrow {AB} = (2; - 2),\overrightarrow {AC} = (4; - 4)\)
Vậy \(\overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {AB} \) =>ba điểm A, B, C thẳng hàng.
b) \(\overrightarrow {AB} = (2;1),\overrightarrow {AC} = (m + 3;2m)\)
Ba điểm A, B, C thẳng hàng \( \Leftrightarrow {{3m} \over 2} = {{2m} \over 2} \Leftrightarrow m = 1\)
Bài 1.41 trang 44 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10
Cho bốn điểm \(A( - 2; - 3),B(3;7),C(0;3),D( - 4; - 5)\).
Chứng minh rằng hai đường thẳng AB và CD song song với nhau.
Gợi ý làm bài
\(\overrightarrow {AB} = (5;10),\overrightarrow {CD} = ( - 4; - 8)\). Ta có: \(\overrightarrow {CD} = - {4 \over 5}\overrightarrow {AB} \), vậy hai đường thẳng AB và CD song song hoặc trùng nhau.
Ta có \(\overrightarrow {AC} = (2;6)\) và \(\overrightarrow {AB} \) không trùng phương vì \({5 \over 2} \ne {{10} \over 6}\)
Vậy AB // CD
Bài 1.42 trang 44 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10
Cho tam giác ABC. Các điểm \(M(1;1),N(2;3),P(0; - 4)\) lần lượt là trung điểm các cạnh BC, CA, AB. Tính tọa độ các đỉnh của tam giác.
Gợi ý làm bài
(h.1.56)
\(\overrightarrow {MN} = (1;2)\)
\(\overrightarrow {PA} = ({x_A};{y_A} + 4)\)
Vì \(\overrightarrow {PA} = \overrightarrow {MN} \) suy ra
\(\left\{ \matrix{
{x_A} = 1 \hfill \cr
{y_A} + 4 = 2 \hfill \cr} \right. = > \left\{ \matrix{
{x_A} = 1 \hfill \cr
{y_A} = - 2 \hfill \cr} \right.\)
Tương tự, ta tính được
\(\left\{ \matrix{
{x_B} = - 1 \hfill \cr
{y_B} = - 6 \hfill \cr} \right. = > \left\{ \matrix{
{x_C} = 3 \hfill \cr
{y_C} = 8 \hfill \cr} \right.\)
Vậy tọa độ các đỉnh của tam giác là \(A(11; - 2),B( - 1; - 6),C(3;8)\)
Bài 1.43 trang 44 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10
Cho hình bình hành ABCD. Biết \(A(2; - 3),B(4;5),C(0; - 1)\). Tính tọa độ của đỉnh D.
Gợi ý làm bài
(h.1.57)
\(\overrightarrow {BA} = ( - 2; - 8)\)
\(\overrightarrow {CD} = ({x_D};{y_D} + 1)\). Vì \(\overrightarrow {BA} = \overrightarrow {CD} \) nên
\(\left\{ \matrix{
{x_D} = - 2 \hfill \cr
{y_D} + 1 = - 8 \hfill \cr} \right. = > \left\{ \matrix{
{x_D} = - 2 \hfill \cr
{y_D} = - 9 \hfill \cr} \right.\)
Vậy tọa độ đỉnh D(-2; -9)
Nhận xét: Ta có thể tính tọa độ đỉnh D dựa vào biểu thức \(\overrightarrow {BD} = \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {BC} \)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 44 bài 4 hệ trục tọa độ Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10. Câu 1.44: Cho tam giác ABC có ...
Giải bài tập trang 45 bài ôn tập chương I Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10. Câu 1.48: Cho hình bình hành ABCD tâm O. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AD và BC...
Giải bài tập trang 45 bài ôn tập chương I Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10. Câu 1.52: Cho lục giác đều ABCDEF và M là một điểm tùy ý. Chứng minh rằng...
Giải bài tập trang 45, 46 bài ôn tập chương I Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10. Câu 1.55: Cho hai điểm A và B. Điểm M thỏa mãn điều kiện...