Bài 96 trang 105 SGK Toán 9 tập 2
Bài 96. Cho tam giác \(ABC\) nội tiếp đường tròn \((O)\) và tia phân giác của góc \(A\) cắt đường tròn tại \(M\). Vẽ đường cao \(AH\). Chứng minh rằng:
a) \(OM\) đi qua trung điểm của dây \(BC\).
b) \(AM\) là tia phân giác của góc \(OAH\).
Hướng dẫn trả lời:
a) Vì \(AM\) là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\) nên \(\widehat {BAM} = \widehat {MAC}\)
Mà \(\widehat {BAM}\) và \(\widehat {MAC}\) đều là góc nội tiếp của \((O)\) nên
\(\overparen{BM}\)=\(\overparen{MC}\)
⇒ \(M\) là điểm chính giữa cung \(BC\)
Vậy \(OM \bot BC\) và \(OM\) đi qua trung điểm của \(BC\)
b) Ta có : \(OM \bot BC\) và \(AH\bot BC\) nên \(AH//OM\)
\( \Rightarrow \widehat {HAM} = \widehat {AM{\rm{O}}}\) (so le trong) (1)
Mà \(∆OAM\) cân tại \(O\) nên \(\widehat {AM{\rm{O}}} = \widehat {MAO}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {HA{\rm{M}}} = \widehat {MAO}\)
Vậy \(AM\) là đường phân giác của góc \(OAH\)
Bài 97 trang 105 SGK Toán 9 tập 2
Bài 97. Cho tam giác \(ABC\) vuông ở \(A\). Trên \(AC\) lấy một điểm \(M\) và vẽ đường tròn đường kính \(MC\). Kẻ \(BM\) cắt đường tròn tại \(D\). Đường thẳng \(DA\) cắt đường tròn tại \(S\). Chứng minh rằng:
a) \(ABCD\) là một tứ giác nội tiếp;
b) \(\widehat {AB{\rm{D}}} = \widehat {AC{\rm{D}}}\) ;
c) \(CA\) là tia phân giác của góc \(SCB\)
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta có góc \(\widehat {MDC}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn \((O)\) nên \(\widehat {MDC} = {90^0}\)
⇒ \(∆CDB\) là tam giác vuông nên nội tiếp đường tròn đường kính \(BC\) .
Ta có \(∆ABC\) vuông tại \(A\).
Do đó \(∆ABC\) nội tiếp trong đường tròn tâm \(I\) đường kính \(BC\).
Ta có \(A\) và \(D\) cùng nhìn \(BC\) dưới một góc \(90^0\) không đổi nên tứ giác \(ABCD\) nội tiếp đường tròn đường kính \(BC\)
b) Ta có \(\widehat {AB{\rm{D}}}\) là góc nội tiếp trong đường tròn \((I)\) chắn cung \(AD\).
Tương tự góc \(\widehat {AC{\rm{D}}}\) là góc nội tiếp trong đường tròn \((I)\) chắn cung \(AD\)
Vậy \(\widehat {AB{\rm{D}}} = \widehat {AC{\rm{D}}}\)
c) Ta có:
\(\widehat {S{\rm{D}}M} = \widehat {SCM}\) (vì góc nội tiếp cùng chắn cung \(MS\) của đường tròn \((O)\))
\(\widehat {A{\rm{D}}B} = \widehat {ACB}\) (là góc nội tiếp cùng chắn cung \(AB\) của đường tròn \((I)\)
Mà \(\widehat {A{\rm{D}}B} = \widehat {S{\rm{D}}M} \Rightarrow \widehat {SCM} = \widehat {ACB}\)
Vậy tia \(CA\) là tia phân giác của góc \(SCB\)
Bài 98 trang 105 SGK Toán 9 tập 2
Bài 98. Cho đường tròn \((O)\) và một điểm \(A\) cố định trên đường tròn. Tìm quỹ tích các trung điểm \(M\) của dây \(AB\) khi điểm \(B\) di động trên đường tròn đó.
Hướng dẫn trả lời:
+) Phần thuận: Giả sử \(M\) là trung điểm của dây \(AB\). Do đó, \(OM \bot AB\). Khi \(B\) di động trên đường tròn \((O)\) điểm \(M\) luôn nhìn đoạn \(OA\) cố định dưới một góc vuông. Vậy quỹ tích của điểm \(M\) là đường tròn tâm \(I\) đường kính \(OA\).
+) Phần đảo: Lấy điểm \(M’\) bất kì trên đường tròn \((I)\). Nối \(M’\) với \(A\), đường thẳng \(M’A\) cắt đường tròn \((O)\) tại \(B’\). Nối \(M’\) với \(O\), ta có \(\widehat {AM'O} = {90^0}\) hay \(OM’ \bot AB’ \)
⇒ \(M\) là trung điểm của \(AB’\)
Kết luận: Tập hợp các trung điểm \(M\) của dây \(AB\) là đường tròn đường kính \(OA\).
Bài 99 trang 105 SGK Toán 9 tập 2
Bài 99. Dựng \(ΔABC\), biết \(BC = 6cm\), góc \(\widehat{BAC} = 80^0\), đường cao \(AH\) có độ dài là \(2cm\).
Hướng dẫn trả lời:
Cách dựng như sau:
- Đầu tiên dựng đoạn \(BC = 6cm\)
- Dựng cung chứa góc \(80^0\) trên đoạn \(BC\).
- Dựng đường thằng \(xy // BC\) và cách \(BC\) một khoảng là \(2cm\). Đường thẳng \(xy\) cắt cung chứa góc \(80^0\) tại hai điểm \(A\) và \(A’\)
- Tam giác \(ABC\) là tam giác phải dựng thỏa mãn các điều kiện của đề bài
Bài toán có hai nghiệm hình (\(∆ABC\) và \(∆A’BC\))
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 110 bài 1 hình trụ - diện tích xung quanh và thể tích hình trụ SGK Toán 9 tập 2. Câu 1: Hãy điền thêm các tên gọi vào dấu "..."...
Giải bài tập trang 111 bài 1 hình trụ - diện tích xung quanh và thể tích hình trụ SGK toán 9 tập 2. Câu 5: Điền đầy đủ kết quả vào những ô trống của bảng sau...
Giải bài tập trang 112 bài 1 hình trụ - diện tích xung quanh và thể tích hình trụ SGK toán 9 tập 2. Câu 9: Hình 83 là mình hình trụ cùng với hình khai triển của nó kém theo kích thước...
Giải bài tập trang 112, 113 bài 1 hình trụ - diện tích xung quanh và thể tích hình trụ SGK toán 9 tập 2. Câu 12: Điền đủ các kết quả vào những ô trống của bảng sau...