Câu 68 trang 116 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Một em học sinh đứng ở mặt đất cách tòa tháp ăng-ten 150m. Biết rằng em nhìn thấy đỉnh tháp ở góc 20\(^\circ \) so với đường nằm ngang, khoảng cách từ mắt đến mặt đất bằng 1,5m. Hãy tính chiều cao của tháp.
Gợi ý làm bài
Phần còn lại của cột ăng-ten là cạnh đối của góc 20\(^\circ \), khoảng cách từ chỗ em đứng đến chân cột ăng-ten là cạnh kề với góc 20\(^\circ \).
Phần còn lại của cột ăng-ten cao là:
\(150.tg20^\circ \approx 54,596\,(m)\)
Chiều cao của cột ăng-ten là:
54,596 + 1,5 = 56,096 (m).
Câu 69 trang 116 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Hai cột thẳng của hai trại A và B, của lớp 9A và lớp 9B, cách nhau 8m. Từ một cái cọc ở chính giữa hai cột, người ta đo được góc giữa các dây căng từ đỉnh hai cột của hai trại A và B đến cọc tạo với mặt đất lần lượt là 35\(^\circ \) và 30\(^\circ \) (h.23). Hỏi trại nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu mét?
Gợi ý làm bài
Chiều cao trại A là cạnh góc vuông đối diện với góc nhọn 35\(^\circ \), chiều cao trại B là cạnh góc vuông đối diện với góc nhọn 30\(^\circ \), cạnh kề với hai góc nhọn bằng nhau bằng 4m.
Chiều cao trại A là: \(4.tg35^\circ \approx 2,801\,(m)\)
Chiều cao trại B là: \(4.tg30^\circ \approx 2,309\,(m)\)
Trại A cao hơn trại B là: \(2,801 - 2,309 = 0,492\,(m)\)
Câu 70 trang 116 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Một người trinh sát đứng cách một tòa nhà một khoảng 10m. Góc “nâng” từ chỗ anh ta đứng đến nóc nhà là 40\(^\circ \) (h.24).
a) Tính chiều cao của tòa nhà.
b) Nếu anh ta dịch chuyển sao cho góc “nâng” là 35\(^\circ \) thì anh ta cách tòa nhà bao nhiêu mét? Khi đó anh ta tiến lại gần hay ra xa ngôi nhà?
Gợi ý làm bài
a) Chiều cao tòa nhà là cạnh góc vuông đối diện với góc 40\(^\circ \) , khoảng cách từ chỗ người trinh sát đứng đến ngôi nhà là cạnh kề.
Chiều cao của tòa nhà là:
\(10.tg40^\circ \approx 8,391\,(m)\)
b) Nếu dịch chuyển sao cho góc “nâng” là 35\(^\circ \) thì anh ta cách tòa nhà:
\(8,391.\cot g35^\circ \approx 11,934\,(m)\)
Câu 71 trang 116 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Một chiếc diều ABCD có AB = BC, AD = DC. Biết \(AB = 12cm,\widehat {ADC} = 40^\circ \)
\(\widehat {ABC} = 90^\circ \) (h.25)
Hãy tính:
a) Chiều dài cạnh AD;
b) Diện tích của chiếc diều.
Gợi ý làm bài
a) Nối AC và kẻ \(DH \bot AC\)
Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ABC, ta có:
\(\eqalign{
& A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} \cr
& = {12^2} + {12^2} = 144 + 144 = 288 \cr} \)
Suy ra: \(AC = 12\sqrt 2 \,(cm)\)
Ta có: tam giác ACD cân tại D
\(DH \bot AC\)
Suy ra: \(HA = HC = {{AC} \over 2} = 6\sqrt 2 \,(cm)\)
\(\widehat {ADH} = {1 \over 2}\widehat {ADC} = 20^\circ \)
Trong tam giác vuông ADH, ta có:
\(\eqalign{
& {\rm{AD = }}{{AH} \over {\sin \widehat {ADH}}} \cr
& = {{6\sqrt 2 } \over {\sin 20^\circ }} \approx 24,809\,(cm) \cr} \)
b) Ta có:
\({S_{ABC}} = {1 \over 2}.AB.BC = {1 \over 2}.12.12 = 72\,\) (cm2)
Trong tam giác vuông ADH, ta có:
\(\eqalign{
& DH = AH.\cot g\widehat {ADH} \cr
& = 6\sqrt 2 .\cot g20^\circ \approx 23,313\,(cm) \cr} \)
Mặt khác:
\(\eqalign{
& {S_{ADC}} = {1 \over 2}.DH.AC \cr
& \approx {1 \over 2}.23,313.12\sqrt 2 = 197,817 \cr} \) (cm2)
Vậy Sdiều \(\eqalign{
& = {S_{ABC}} + {S_{ADC}} \cr
& = 72 + 197,817 = 269,817 \cr} \) (cm2)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 116 bài 4 một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 4.1: Trong tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là a, b; góc đối diện với cạnh a là α...
Giải bài tập trang 117 bài 4 một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 4.6: Trong hình thang ABCD, tổng của hai đáy AD và BC bằng b, đường chéo AC bằng a, góc ACB bằng α...
Giải bài tập trang 117 bài 5 ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 72: Hỏi chiều cao của hình thang đạt được so với mặt đất...
Giải bài tập trang 118, 119 bài 5 ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 78: Một khối u của một căn bệnh nhân cách mặt da 5,7cm, được chiếu bởi một chùm tia gamma..