Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Toán 9

CHƯƠNG II: ĐƯỜNG TRÒN

Giải bài tập trang 160, 161 bài 3 Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2. Câu 28: Gọi OH, OI, OK theo thứ tự là khoảng cách từ O đến BC, AC, AB. So sánh các độ dài OH, OI, OK...

Câu 28 trang 160 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có \(\widehat A > \widehat B > \widehat C.\) Gọi OH, OI, OK theo thứ tự là khoảng cách từ O đến BC, AC, AB. So sánh các độ dài OH, OI, OK.

Giải:

Tam giác ABC có \(\widehat A > \widehat B > \widehat C\) nên suy ra:

BC > AC > AB (cạnh đối diện góc lớn hơn thì lớn hơn)

Ta có AB, BC, AC lần lượt là các dây cung của đường tròn (O)

Mà BC < AC > AB nên suy ra:

OH < OI < OK ( dây lớn hơn gần tâm hơn).

 


Câu 29 trang 161 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Cho đường tròn (O), hai dây AB, CD bằng nhau và cắt nhau tại điểm I nằm bên trong đường tròn. Chứng minh rằng:

a)      IO là tia phân giác của một trong hai góc tạo bởi hai dây AB và CD.

b)      Điểm I chia AB, CD thành các đoạn thẳng bằng nhau đôi một.

Giải:

a) Kẻ OH ⊥ AB, OK ⊥ CD

Ta có: AB = CD (gt)

Suy ra: OH = OK (hai dây bằng nhau cách đều tâm)

Vậy OI là tia phân giác cảu góc BID (tính chất đường phân giác)

b) Xét hai tam giác OIH và OIK, ta có:

\(\widehat {OHI} = \widehat {OKI} = 90^\circ \)

OI chung

OH = OK (chứng minh trên)

Suy ra: ∆OIH = ∆OIK (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

Suy ra: IH = IK                                                 (1)

Lại có: \(HA = HB = {1 \over 2}AB\)

\(KC = KD = {1 \over 2}CD\)

Mà AB = CD nên HA = KC                                (2)

Từ (1) VÀ (2) suy ra: IA = IC

Mà A = CD nên IB = ID.

 


Câu 30 trang 161 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Cho đường tròn tâm O bán kính 25cm. Hai dây AB, CD song song với nhau và có độ dài theo thứ tự bằng 40cm, 48cm. Tính khoảng cách giữa hai dây ấy.

Giải:

Kẻ \(OK \bot CD  \Rightarrow CK = DK = {1 \over 2}CD\)

Kẻ \(OH \bot  AB  \Rightarrow AH = BH = {1 \over 2}AB\)

Vì AB // CD nên H, O, K thẳng hàng.

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông OBH, ta có:

\(O{B^2} = B{H^2} + O{H^2}\)

Suy ra:  \(O{H^2} = O{B^2} - B{H^2} = {25^2} - {20^2} = 225\)

              OH = 15 (cm)

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ODK, ta có:

\(O{D^2} = D{K^2} + O{D^2}\)

Suy ra: \(O{K^2} = O{D^2} - D{K^2} = {25^2} - {24^2} = 49\)

             OK = 7 (cm)

* Trường hợp O nằm giữa hai dây AB và CD (hình a):

 HK  = OH + OK = 15 + 7 =22 (cm)

* Trường hợp O nằm ngoài hai dây AB và CD (hình b):

HK = OH – OK = 15 – 7 = 8 (cm).

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 31, 32, 33 trang 161 Sách bài tập Toán 9 tập 2

    Giải bài tập trang 161 bài 3 Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2. Câu 31: Cho đường tròn (O), các bán kính OA và OB...

  • Giải câu 31, 32, 33 trang 161 Sách bài tập Toán 9 tập 2

    Giải bài tập trang 161 bài 3 Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2. Câu 31: Cho đường tròn (O), các bán kính OA và OB. Trên cung nhỏ AB lấy các điểm M và N sao cho AM = BN...

  • Giải bài 34, 3.1, 3.2 trang 161 Sách bài tập Toán 9 tập 2

    Giải bài tập trang 161 bài 3 Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2. Câu 34: Cho đường tròn (O) và hai điểm A, B nằm bên trong đường tròn và không cùng thuộc một đường kính....

  • Giải bài 35, 36, 37 trang 162 Sách bài tập Toán 9 tập 2

    Giải bài tập trang 162 bài 4 Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2. Câu 35: Nếu vẽ đường tròn tâm I bán kính bằng 2 thì đường tròn đó có vị trí tương đối như thế nào đối với các trục tọa độ...

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác