Bài 1. Trình bày khái niệm và phân loại môi trường sống của sinh vật.
■ Lời giải
- Trong tự nhiên, mọi sinh vật đều sống trong môi trường sống của mình như cá sống trong môi trường nước, gấu sống trong rừng... Trong mỗi môi trường sống, mọi sinh vật đều chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố môi trường. Vì vậy, khái niệm môi trường sống của sinh vật dược hiểu như sau :
Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của chúng.
- Sinh vật tồn tại trong môi trường sống là nhờ có những đặc điểm thích nghi (là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài) được thể hiện trong cấu tạo, hình thái, sinh lí, sinh thái và tập tính của mỗi loài.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu :
+ Môi trường nước (nước ngọt, nước mặn và nước lợ)
+ Môi trường trong đất
+ Môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường cạn)
+ Môi trường sinh vật (cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống của nhiều loài khi cơ thể sinh vật là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống... của chúng).
Như vậy, môi trường sống của sinh vật gồm môi trường vô sinh (môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường trên mặt đất - không khí) và môi trường hữu sinh (môi trường sinh vật).
Bài 2. Nhân tố sinh thái của môi trường là gì ? Hãy phân loại nhân tố sinh thái.
■ Lời giải
- Sống trong môi trường sống của mình, các sinh vật luôn luôn chịu tác động của các yếu tố của môi trường. Ví dụ, sống trong rừng, hươu, nai chịu tác động của nắng, mưa, gió, bão... và cây cỏ là nguồn thức ăn của chúng nhưng chúng lại bị những kẻ săn mồi ăn thịt.
Vì vậy, nhân tố sinh thái của môi trường là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Căn cứ vào tính chất của các nhân tố sinh tố sinh thái. Người ta chia nhân tố sinh thái thành 2 nhóm :
+ Nhóm các nhân tố vô sinh là các yếu tố vô sinh ảnh hưởng tới sinh vật như nhiệt độ, độ ẩm, không khí, gió, mưa, bão...
+ Nhóm các nhân tố hữu sinh là các yếu tố hữu sinh ảnh hưởng tới sinh vật như nhóm nhân tố con người (đây là nhóm nhân tố sinh thái đặc biệt vì con người có trí tuệ, biết khai thác và cải tạo thiên nhiên một cách hợp lí đã nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Bài 3. Giới hạn sinh thái là gì ? Nêu ví dụ.
■ Lời giải
- Khoảng biến thiên của các nhân tố sinh thái trong môi trường là rất rộng, trong khoảng biến thiên đó của nhân tố sinh thái, sinh vật chỉ có thể sống và tồn tại trong môi trường với một khoảng biến thiên nhất định nào đó.
Vì vậy, giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.
- Giới hạn chịu đựng này (giới hạn sinh thái) được xác định bởi giới hạn trên và giới hạn dưới. Ngoài giới hạn này, sinh vật sẽ yếu dần và chết.
Trong giới hạn chịu đựng, có một khoảng thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. Trong khoảng thuận lợi lại có một điểm cực thuận mà tại đó sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất.
- Do giới hạn chịu đựng của các sinh vật khác nhau là khác nhau, mặt khác môi trường tự nhiên cũng rất khác nhau về nhiều yếu tố, do giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố (rộng hay hẹp) của sinh vật.
- Ví dụ : Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam như dưới đây
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 73 chương VI Sinh vật và môi trường Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 4: Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật....
Giải bài tập trang 74 chương VI Sinh vật và môi trường Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 4: Quan sát đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam dưới đây...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 75 chương VI Sinh vật và môi trường Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 7: Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra ? Hãy giải thích hiện tượng đó...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 75 chương VI Sinh vật và môi trường Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 10: Mối quan hộ giữa vật ăn thịt và con mồi có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên ?...