Bài 10. Mối quan hộ giữa vật ăn thịt và con mồi có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên ?
Lời giải:
- Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi là quan hệ đối địch, trong mối quan hệ này, vật bị ăn thịt là sinh vật bị hại.
- Trong tự nhiên, tất cả các mối quan hệ có được giữa các sinh vật với nhau đã được hình thành trong quá trình phát triển của sinh giới để đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
- Về số lượng, số lượng con mồi (vật bị ăn thịt) bị khống chế bởi số lượng vật ăn thịt và ngược lại. Như vậy, vật ăn thịt là nhân tố tham gia điều chỉnh số lượng con mồi và bản thân con mồi lại cũng là nhân tố điều chỉnh số lượng vật ăn thịt. Chính nhờ mối quan hệ qua lại này mà trong thiên nhiên đã thiết lập được sự cân bằng sinh học một cách bền vững.
Bài 11. Hoàn thành bảng sau bằng cách đánh dấu (+ ) vào ô trống phù hợp.
Ví dụ về mối quan hệ khác loài |
Thuộc mối quan hệ
|
|
Hỗ trợ |
Đối địch |
|
Mối quan hệ giữa nấm và tảo ở địa y |
|
|
Mối quan hệ giữa cây rau và cỏ dại trong vườn |
|
|
Mối quan hệ giữa hổ và nai |
|
|
Mối quan hệ giữa giun sán kí sinh và người |
|
|
Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong rễ cây họ Đậu và cây đậu |
|
|
Mối quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột người và người |
|
|
Mối quan hệ giữa bò và cỏ trên một cánh đồng |
|
|
Lời giải:
Ví dụ về mối quan hệ khác loài |
Thuộc mối quan hệ
|
|
Hỗ trợ |
Đối địch |
|
Mối quan hệ giữa nấm và tảo ở địa y |
+ |
|
Mối quan hệ giữa cây rau và cỏ dại trong vườn |
|
+ |
Mối quan hệ giữa hổ và nai |
|
+ |
Mối quan hệ giữa giun sán kí sinh và người |
|
+ |
Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong rễ cây họ Đậu và cây đậu |
+ |
|
Mối quan hệ giữa giun đũa sọng trong ruột người và người |
|
+ |
Mối quan hệ giữa bò và cỏ trên một cánh đồng |
|
+ |
Lời giải:
Ánh sáng là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng : luôn có xu hướng vươn về phía ánh sáng để thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp diễn ra trong tế bào lá cây.
Những cây gỗ mọc trong rừng thường có thân cao và thẳng ; cành chỉ tập trung ở phần ngọn, còn các cành ở phía dưới sớm bị rụng. Đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên - một thích nghi để tồn tại.
Trong hiện tượng nêu trên, cành cây trên ngọn thu được nhiều ánh sáng hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ và không đủ bù đắp tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
Trả lời:
Giaibaitap.me
Giải bài tập trắc nghiệm chương VI Sinh vật và môi trường trang 77 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 1: Môi trường sống của sinh vật gồm...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 78 chương VI Sinh vật và môi trường Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 11: Nhiệt độ mà tại đó cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất là...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 80 chương VI Sinh vật và môi trường Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 21: Ánh sáng có tác động trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh ?...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 82 chương VI Sinh vật và môi trường Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 31: Câu nào sai trong các câu sau ?...