Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 8 - Cánh Diều

Bài 6. Truyện

1. Đoạn trích trên kể về sự kiện gì? Nội dung các chương I, II và XXVII liên quan với nhau như thế nào? 2. Xác định và nêu ý nghĩa của hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé.

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2 – Cánh Diều):

- Đọc trước đoạn trích Trong mắt mẹ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ăng-toan-đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri và tác phẩm Hoàng tử bé.

- Đọc nội dung giới thiệu truyện Hoàng tử bé (trang 13 SGK) để biết được vị trí và bối cảnh đoạn trích.

Lời giải:

* Tác giả:

- Ăng – toan đơ Xanh – tơ Ê - xu - pê – ri (1900 – 1944). Là nhà văn lớn của Pháp, là một phi công từng tham gia chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai.

- Các sáng tác của ông lấy đề tài, cảm hứng từ chuyến bay và cuộc sống của phi công.

- Ông có những tác phẩm xuất sắc như Hoàng tử bé, Bay đêm, Cõi người ta, Phi công thời chiến,...

- Phong cách: đậm chất trữ tình, trong trẻo, lãng mạn.

* Tác phẩm

- Hoàng tử bé từng được bình chọn là tác phẩm văn học hay nhất thế kỉ XX của Pháp, được dịch ra hơn 250 thứ tiếng, đã phát hành hơn 200 triệu bản trên toàn thế giới và vẫn tiếp tục được in khoảng 2 triệu bản mỗi năm, được chuyển thể thành truyện tranh, phim… Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 8 bản dịch tác phẩm Hoàng tử bé.

- Bối cảnh: Viết về câu chuyện khi tác giả lên sáu tuổi.

- Đoạn trích là chương I & chương II của tác phẩm.

Đọc hiểu

* Nội dung chính: 

Bằng việc đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp: khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương.

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Chú ý cách nhìn của người lớn về bức tranh số 1.

Lời giải:

- Cái nhìn của người lớn:  “Một cái mũ thì có gì đáng sợ”.

Câu 2 (trang 15, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Nguyên nhân nào đã khiến nhân vật “tôi” trở thành phi công?

Lời giải:

- Nguyên nhân khiến nhân vật "tôi" trở thành phi công: anh ta cho rằng việc chỉ cần nhìn loáng một cái đã nhận ra ngay nước nào là điều có ích.

Câu 3 (trang 15, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Chú ý tình huống gặp gỡ giữa tôi và hoàng tử bé.

Lời giải:

Tình huống: Xảy ra một tai nạn trên sa mạc Sa-ha-ra. Nhân vật tôi gặp gỡ hoàng tử bé trong lúc mình thiếp đi.

Câu 4 (trang 16, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Vì sao có thể cho rằng nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị?

Lời giải:

-  Vì hoàng tử bé là người đầu tiên nhận ra nội dung thật sự của bức tranh mà không cần qua giải thích, khác hoàn toàn với những người trước đây từng xem tranh.

Câu 5 (trang 17, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Chú ý thời điểm tác giả kể lại chuyện ở chương này.

Lời giải:

Đã 6 năm sau.

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Đoạn trích trên kể về sự kiện gì? Nội dung các chương I, II và XXVII liên quan với nhau như thế nào?

Lời giải:

- Đoạn trích trên kể về sự kiện nhân vật "tôi" gặp được hoàng tử bé khi đang gặp sự cố trên hoang mạc.

- Các chương I, II và XXVII đều đề cập đến việc nhân vật "tôi" gặp sự cố ở hoang mạc và những bức tranh của nhân vật "tôi".

Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Xác định và nêu ý nghĩa của hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé.

Lời giải:

- Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé khi đang ở trong tình huống sống còn trên sa mạc. Trong lúc anh cô đơn nhất, hoàng tử bé đã xuất hiện. Sự xuất hiện bất thường của hoàng tử bé giữa sa mạc hoang vu khiến nhân vật tôi phải ngạc nhiên, rồi lại bất ngờ khi tìm ra người có khả năng xem hiểu các bức tranh mà anh vẽ, nhận ra điều quan trọng của mỗi bức tranh. Cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh éo le càng khiến nó khắc sâu vào tâm trí nhân vật "tôi", anh đã tìm ra một người bạn, một người đủ khả năng để thấu hiểu anh trong lúc anh cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng vì phải sống cô độc giữa sa mạc.

Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Theo em, điều gì đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ? Điều này có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu hay không? Vì sao?

Lời giải:

- Nguyên nhân do hoàng tử bé còn nhỏ. Cậu đã nhìn chúng qua lăng kính của trẻ thơ. Thế giới của trẻ thơ rất phong phú, chúng nhìn thế giới dưới nhiều góc độ khác nhau và vì tò mò, chưa nhiều trải nghiệm nên chúng mặc sức tưởng tượng về thế giới xung quanh. Vì vậy, thay vì nhìn vào những cái thực tế, hoàng tử bé sử dụng sức tưởng tượng phong phú của trẻ con để nhìn nó, cậu đã nhìn thấy những điều mà người lớn không thể thấy, cảm nhận được những điều mà người mà người lớn không cảm nhận được.

Câu 4 (trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?

Lời giải:

Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà:

Buồn: sáu năm sau vẫn chưa kể cho ai, buồn vì cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, buồn vì không được gặp lại hoàng tử bé.

Ngổn ngang nhiều cảm giác khó tả: lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của rọ mõm cho con cừu nên nó có thể ăn mất bông hoa; tuy nhiên, anh vẫn yên tâm, hạnh phúc vì tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé.

Khát khao được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về cậu bé, mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác giả từng gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”.

 

Nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé

Gặp gỡ hoàng tử bé là một kỉ niệm không thể quên trong đời.

Hoàng tử bé như là một tri kỉ vô cùng quan trọng đối với nhân vật “tôi”.

Hoàng tử bé là người duy nhất hiểu anh.

Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ. Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Vì sao?

Lời giải:

- Nhận xét: sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn; sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem.

- Em ấn tượng với bức tranh đầu tiên nhất bởi nó thể hiện nhiều góc nhìn của người lớn và trẻ nhỏ với cùng một bức tranh.

Câu 6 (trang 19, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?

Lời giải:

Những đứa trẻ luôn có những góc nhìn mới mẻ, phong phú. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có một cái nhìn khác với các sự vật hiện tượng nhưng góc nhìn của những đứa trẻ luôn đầy những bất ngờ thú vị.

Câu 7 (trang 19, SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 2 - Cánh Diều)

Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng)

Lời giải: 

Văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với trí óc của trẻ nhỏ ta cảm nhận và khám phá mọi thứ xung quanh bằng tâm thế vô tư, hồn nhiên nhất đồng thời ta còn thấy rằng tác giả đã kín đáo lưu ý về cách tiếp nhận đối với một văn bản văn học qua việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, khi cảm thụ một tác phẩm văn học cũng vậy. Ta cần đọc, suy ngẫm về tác phẩm, đặt cái nhìn đa diện nhiều chiều để hiểu được ý nghĩa của tác phẩm có như vậy mọi lớp nghĩa trong văn bản mới được tường minh và ta cũng thành công trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học.

Giaibaitap.me 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 Văn 8 Cánh Diều tập 2

    1. Tìm từ địa phương trong những câu dưới đây. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật ở địa phương. 4. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.

  • Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 8 Cánh Diều

    1. Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về chuyện gì? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào? 5. Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể nêu lên nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện?

  • Soạn bài Viết: Phân tích một tác phẩm truyện lớp 8 Cánh Diều

    1. Phân tích truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. 2. Viết đoạn văn phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc (Nam Cao).

  • Soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 Cánh Diều

    Chọn một trong hai đề bài sau: (1) Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc” (2) Suy nghĩ của em về thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em sau khi đọc văn bản “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé” – Ê-xu-pe-ri)

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác