Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.9 trên 41 phiếu

Soạn văn lớp 7 - Ngắn gọn

Soạn văn lớp 7 ngắn gọn bài Từ ghép, SGK Ngữ Văn 7 tập 1. Câu 4. Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở nhưng không thể nói một cuốn sách vở vì:

I. Các loại từ ghép:

Câu 1.

- Tiếng chính: bà, thơm.

- Tiếng phụ: ngoại, phức.

Nhận xét: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.Tiếng phụ bổ sung ý cho tiếng chính.

Câu 2.

Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.

II. Nghĩa của từ ghép:

1. So sánh nghĩa:

*Bà ngoại và bà:

- Khác nhau:

Bà ngoại - chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ còn bà - chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ.

*Thơm phức và thơm

- Khác nhau:

Thơm phức - chỉ mùi thơm đậm đặc, gây ấn tượng mạnh còn thơm - chỉ mùi thơm nói chung.

Câu 2. So sánh nghĩa:

   - "quần áo" chỉ trang phục nói chung; còn "quần", "áo" chỉ riêng trang phục cho thân trên và thân dưới cơ thể, có nghĩa hẹp hơn "quần áo".

   - "trầm bổng" chỉ âm thanh lúc lên xuống kết hợp; "trầm", "bổng" nói về âm thanh thấp và cao riêng biệt, có nghĩa hẹp hơn từ "trầm bổng".

III. LUYỆN TẬP:

1. Xếp vào bảng phân loại:

Từ ghép chính phụ

Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, cười nụ.

Từ ghép đẳng lập

Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi.

Câu 2. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng để tạo thành ghép chính phụ:

Bút bi                            ăn sáng

Thước gỗ                        trắng xóa

Mưa lụt                          vui tai

Làm đồng                      nhát gan

Câu 3. Điền thêm tiếng để tạo thành từ ghép đẳng lập:

Núi : núi đồi, núi sông, núi cao,...

Ham: ham chơi, ham muốn, ham học,...

Xinh: xinh đẹp, xinh tươi, xinh gái,...

Mặt: mặt mày, mặt bàn, mặt đất,....

Học: học tập, học hỏi, học hành,....

Tươi: tươi vui, tươi sáng, tươi tốt,...

Câu 4. Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở nhưng không thể nói một cuốn sách vở vì:

- Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì "sách", "vở" là danh từ đếm được chỉ sự vật cụ thể.

- Không thể nói một cuốn sách vở vì "sách vở" là từ ghép đẳng lập mang nghĩa khái quát, không đếm được.

Câu 5.

a. Không phải mọi thứ hoa có màu hồng gọi là hoa hồng.

- Hoa hồng là một loại hoa như hoa cúc, hoa huệ…

- Có nhiều loại hoa màu hồng nhưng không gọi là hoa hồng: hoa giấy, hoa chuối.

b. Nói như em Nam là đúng vì:

- Áo dài ở đây là một loại áo như áo sơ mi, áo cánh…. Áo dài này bị ngắn so với chiều cao của chị Nam.

c. Không phải mọi cà chua là phải chua vì:

- Cà chua là một loại cà như cà pháo, cà tím…

- Nói “Qủa cà chua này ngọt quá!” được vì: Khi ăn sống, ta có thể cảm nhận được vị chua hay ngọt của quả cà chua.

d. Không phả mọi loại cá màu vàng gọi là cá vàng.

- Cá vàng là loại cá vây to, đuôi lớn và xòe rộng, thân màu vàng chỉ để nuôi làm cảnh, trong bể kính…

Câu 6.

   Các từ ghép với các tiếng tạo nên chúng co nghĩa rất khác nhau :

   - Từ ghép chính phụ : Mát tay (những người dễ đạt được kết quả tốt), nóng lòng (tâm trạng bồn chồn, lo lắng). Các tiếng mát, nóng nói về cảm giác; tay, lòng là hai danh từ ý nói bộ phận cơ thể.

   - Từ ghép đẳng lập : gang thép (tính cách cứng cỏi, vững vàng) khác với gang, thép (hợp kim của các-bon, là kim loại). tay chân (người bề dưới đắc lực, thân tín) khác với tay, chân (bộ phận cơ thể).

7. Thử phân tích:

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác