Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.3 trên 13 phiếu

Soạn văn lớp 7 - Ngắn gọn

Soạn văn lớp 7 ngắn gọn bài Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi, SGK Ngữ Văn 7 tập 1. Câu 4: Cảm nghĩ của em về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm:

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

*Thể thơ: lục bát  (một câu 6 chữ và một câu 8 chữ , không giới hạn định số câu.

*Vần: Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8, chữ cuối câu 8 của cặp câu trên vần với chữ cuối câu 6 của cặp câu dưới và tính chung cứ hai câu thì đổi vần mà vần là vần bằng.

Câu 2: Trong bài có tất cả 5 từ “ta”:

a. Nhân vật ta là: nhà thơ.

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên trong đoạn thơ:

Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, tâm hồn phóng khoáng.

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von này giúp em cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho thiên

Câu 3:

Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.

Câu 4: Cảm nghĩ của em về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm:

Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, như người tiên cõi phàm trần.

Câu 5: Hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu nhà thơ:

   - Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần,  – 2 lần.

   - Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ : nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu “Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” với tiếng suối của Hồ Chí Minh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”:

   - Giống : xuất phát và thể hiện tình yêu thiên nhiên, sử dụng biện pháp so sánh.

   - Khác : Nguyễn Trãi so sánh với tiếng đàn, Hồ Chí Minh so sánh với tiếng hát.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác