I. Sử dụng từ Hán Việt :
Câu 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm:
a. Tạo sắc thái biểu cảm trang trọng, tránh sự thô thiển.
b. Tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.
Câu 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt:
Câu (2) trong ý (a) và câu (2) trong ý (b) có cách diễn đạt hay hơn so với câu tương tự sử dụng từ Hán Việt. Vì trong lời ăn tiếng nói mang tính sinh hoạt, sử dụng từ Hán Việt gây sự thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1. Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống:
- (1) – mẹ; (2) – thân mẫu
- (1) – phu nhân; (2) – vợ
- (1) – sắp chết / sắp chết; (2) – lâm chung / lâm chung
- (1) – giáo huấn ; (2) – dạy bảo
Câu 2. Người Việt Nam thích đặt tên người, tên địa lí bằng từ Hán Việt vì nó tạo sắc thái trang trọng cho tên gọi.
Câu 3. Tìm những từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa: Nam Hải, cố thủ, giảng hòa, cầu thân, thiếu nữ, nhan sắc tuyệt trần.
Câu 4. Việc dùng các từ “bảo vệ” và “mĩ lệ” không phù hợp với hoàn cảnh và làm cho lời nói thiếu tự nhiên.
Sửa: bảo vệ = giữ gìn
mĩ lệ = bóng bẩy, đẹp đẽ.
Giaibaitap.me