I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
1. Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa” có những từ ngữ được lặp đi lặp lại là:
- Khổ thơ đầu: nghe
- Khổ thơ cuối : vì
- Cả hai khổ: tiếng gà , cục tác, tuổi thơ.
2. Lặp đi lặp lại như vậy để làm nổi bật, gây cảm xúc mạnh.
II. Các dạng điệp ngữ:
So sánh điệp ngữ trong khổ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” vớ hai ví dụ dưới đây:
- Điệp ngữ trong khổ thơ đầu “Tiếng gà trưa” là điệp nối tiếp:
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
- Ví dụ a: Điệp ngữ nối tiếp
- Ví dụ b: Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng tròn).
III. LUYỆN TẬP
1. Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh:
- Đoạn của Hồ Chí Minh:
+, Điệp ngữ: Một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được.
=> Tác giả muốn nhấn mạnh: tinh thần đấu tranh của dân tộc ta và sự xứng đáng được hưởng những quyền độc lập, tự do của dân tộc ấy.
- Ca dao
+, Điệp ngữ: trông, đi cấy
=> Điệp ngữ “trông” thể hện nỗi lo lắng, lo toan của người nông dân làm ra hạt gạo.
Điệp ngữ “đi cấy” thể hiện việc đi cấy của mình khác hoàn toàn với của người khác.
2. Tìm điệp ngữ và nói rõ dạng điệp ngữ:
Xa nhau… xa nhau: điệp ngữ cách quãng
Một giấc mơ…một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp.
3.
a. Việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không có tác dụng biểu cảm.
Phía sau nhà em có một mảnh vườn trồng rất nhiều hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị.
4. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ:
Gợi ý: Viết đoạn văn theo chủ đề em yêu thích, có sử dụng điệp ngữ.
Giaibaitap.me