Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.2 trên 10 phiếu

Soạn văn lớp 7 - Ngắn gọn

Soạn văn lớp 7 ngắn gọn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận, SGK Ngữ Văn 7 tập 2. Câu 1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận:

I. Tìm hiểu đề văn nghị luận:

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận:

a. Các đề văn nêu trên được xem là đề bài, đầu bài. Dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết được.

b. Căn cứ để xác định các đề trên là đề văn nghị luận:

Tất cả 11 đề trên nêu ra những vấn đề khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ cuộc sống xã hội con người.

Tất cả đều là những luận điểm để người viết giải quyết:

Chằng hạn:

- Luận điểm của đề 1: Lối sống giản dị của Bác Hồ.

- Luận điểm của đề 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

c. Tính chất của đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn: ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác…đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận:

a. Tìm hiểu đề văn “Chớ nên tự phụ”:

- Đề nêu lên vấn đề: tự phụ là tiêu cực vì vậy không nên tự phụ.

- Đối tượng và phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.

- Khuynh hướng tư tưởng của đề này là phủ định, phê phán tính tự phụ.

- Đề này đòi hỏi người viết phải: hiểu thế nào là tính tự phụ, biểu hiện của tính tự phụ , phân tích tác hại của tính tự phụ và nhắc nhở, khuyên mọi người chớ nên tự phụ.

b.  Trước một đề văn, muốn làm bài tốt, cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi bị sai lệch.

II. Lập ý cho bài văn nghị luận:

Cho đề bài: Chớ nên tự phụ

1. Xác định luận điểm: Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn.

2. Tìm luận cứ:

- Tự phụ là gì? (là tự cao, tự đại, đề cao mình và coi thường người khác).

- Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa).

3. Xây dựng lập luận:

- Định nghĩa tính tự phụ

- Tác hại của tính tự phụ

- Đề cao lối sống hòa đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

III. LUYỆN TẬP:

Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.

*Tìm hiểu đề:

- Vấn đề nghị luận: ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.

- Bàn luận về vấn đề nghị luận:

+, Vai trò của sách đối với đời sống con người.

+, Phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh.

+, Sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.

- Thái độ với vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.

*Lập ý:

- Vì sao lại nói “Sách là người bạn lớn của con người”.

- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở các phương diện.

- Ích lợi của sách thể hiện trong thực tế. Những sự vệc cụ thể cho thấy ích lợi của sách.

- Hành động của mỗi người khi nhận rõ ích lợi to lớn của sách.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác