CHUẨN BỊ ĐỌC TRANG 84 SGK VĂN 6 TẬP 2 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Câu hỏi:
Em cảm nhận thế nào về thiên nhiên quanh em? Vì sao Trái Đất - người Mẹ Thiên Nhiên của chúng ta được mệnh danh là hành tinh xanh?
Phương pháp:
Quan sát thiên nhiên quanh em và nêu cảm nhận của em.
Lời giải:
- Thiên nhiên xung quanh em rất phong phú và đa dạng. Nhưng hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng do hiệu ứng nhà kính và con người.
- Trái Đất được mệnh danh là hành tinh xanh bởi chủ yếu được bao đọc bởi rừng, cây xanh hay nói cách khác chính là thiên nhiên chiếm hơn nửa trái đất của chúng ta.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Suy luận - Câu 1 trang 84 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Cụm từ “hành tinh xanh” thể hiện thái độ, tình cảm gì của người viết khi nói về Trái Đất?
Phương pháp:
Giải nghĩa cụm từ trên, từ đó nêu ra thái độ của người viết.
Lời giải:
- Cụm từ" hành tinh xanh" thể hiện thái độ yêu quý, trân trọng những điều tốt đẹp mà trái đất ban tặng cho con người.
Theo dõi - Câu 2 trang 85 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Chú ý cách sử dụng các con số cho thấy quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất?
Lời giải:
- Chú ý cách sử dụng các con số cho thấy quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất đã trải qua hàng triệu năm, là con số chân thực, cụ thể, thuyết phục.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu 1 trang 85 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Trong đoạn 1, những chi tiết nào cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú?
Lời giải:
Những chi tiết nào cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú:
+ Những hoạt động địa chất đánh thức và nuôi dưỡng sự sống
+ Các sinh vật có thể sông sót và phát triển, tiến hóa
+ Có 3/4 bề mặt là nước.
+ Là nơi trú ngụ duy nhất của sự sống có ý thức – con người.
Câu 2 trang 86 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Hãy điền vào bảng sau những chi tiết trong đoạn 2 thể hiện sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất theo thời gian:
Lời giải:
Mốc thời gian |
Các chi tiết |
Cách nay 140 triệu năm |
- Có vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm, cua, nhìn hoa bướm, nghe thấy tiếng chim, ong hay các loài khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử. |
Cách nay khoảng 6 triệu năm |
- Tiền nhân của loài người xuất hiện. |
Cách nay khoảng 30 000 đến 40 000 năm |
- Người tinh khôn đầu tiên xuất hiện. |
Câu 3 trang 86 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sapo và các đề mục có gì khác với các đoạn khác trong văn bản? Nêu tác dụng của cách trình bày đó.
Phương pháp:
Quan sát cách trình bày để trả lời câu hỏi này.
Lời giải:
- Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sapo và các đề mục được in đậm, đánh dấu và gạch ngang chú thích.
- Cách trình bày này có tác dụng giúp người đọc hiểu dễ dàng hơn theo từng phần, logic hợp lí, chặt chẽ, tạo ấn tượng cho người đọc.
Câu 4 trang 86 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Các hình ảnh, số liệu trong bài này có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung văn bản?
Phương pháp:
Quan sát, theo dõi xem các yếu tố hình ảnh, số liệu có công dụng nào.
Lời giải:
Các hình ảnh, số liệu có trong bài giúp làm sáng tỏ đối tượng và nội dung hiện lên đầy đủ, thuyết phục hơn.
Câu 5 trang 86 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Tóm tắt nội dung chính của các đoạn trong văn bản?
Lời giải:
Nội dung chính:
- Đoạn 1: Trình bày sự sống đa dạng, phong phú trên Trái Đất.
- Đoạn 2: Trình bày tiến trình hình thành và phát triển của Trái Đất.
Câu 6 trang 86 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Tại sao Trái Đất lại được xem là "mẹ nuôi dưỡng muôn loài"?
Lời giải:
"Mẹ nuôi dưỡng muôn loài" là cái tên hay nhất để gọi thiên nhiên bởi vì tất cả muôn loài kể cả con người đều được thiên nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu năm để có được như bây giờ.
Câu 7 trang 86 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Chúng ta cần làm gì để giữ cho Trái Đất mãi là "hành tinh xanh"?
Lời giải:
Để giữ cho Trái Đất mãi là "hành tinh xanh", chúng ta cần có những biện pháp thiết thực:
+ Bảo vệ môi trường
+ Giảm rác thải
+ Không chặt phá rừng làm xói mòn đất đá
+ Bảo vệ động, thực vật hoang dã
+ Tuyên truyền, bảo vệ môi trường…
Giaibaitap.me