So sánh là gì?
Câu 1 + 2:
Những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh (các sự vật so sánh được gạch chân):
a. Trẻ em như búp trên cành.
b. rừng đước ... như hai dãy trường thành vô tận...
Chúng có thể so sánh với nhau bởi giữa hai sự vật có nét tương đồng nào đó. Mục đích là tạo sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh được so sánh.
Câu 3:
Sự so sánh trong câu văn của Tạ Duy Anh là so sánh hơn kém (to hơn), không giống như sự so sánh ngang bằng (như) trong các ví dụ trên.
Cấu tạo của phết so sánh
Câu 1:
Vế A Sự vật được so sánh |
Phương diện so sánh | Từ so sánh |
Vế B Sự vật dùng để so sánh |
trẻ em | nhỏ, non trẻ | như | búp trên cành |
rừng đước | cao ngất | như | hai dãy trường thành |
con mèo vằn | to | hơn cả | con hổ |
Câu 2:
Một số từ so sánh khác : là, như là, giống như, tựa như là, bao nhiêu... bấy nhiêu,...
Câu 3: Nét đặc biệt :
a. Dấu hai chấm (:) đóng vai trò là từ so sánh.
b. Đảo vị trí hai vế : Vế A đứng sau vế B.
Luyện tập
Câu 1:
a. So sánh đồng loại
+ người - người : Thầy thuốc như mẹ hiền.
+ vật - vật : Tổ quốc tôi như một con tàu (Xuân Diệu).
b. So sánh khác loại
+ vật - người : Thân em như tấm lụa đào(Ca dao).
+ cụ thể - trừu tượng : Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa).
Câu 2:
- khỏe như voi/trâu.
- đen như than/gỗ mun.
- trắng như tuyết/bông.
- cao như núi.
Câu 3:
Những câu văn sử dụng phép so sánh trong 2 văn bản đã học :
- Những ngọn cỏ gẫy ... dao vừa lia qua.
- Cái chàng Dế Choắt ... gã nghiện thuốc phiện.
- Càng đổ dẫn về hướng mũi ... như mạng nhện.
- Dòng sông Năm Căn mênh mông ... như thác.
...
giaibaitap.me