Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.4 trên 68 phiếu

Giải sách bài tập Vật lí 6

CHƯƠNG I. CƠ HỌC

Giải bài tập trang 21, 22 bài 6 lực, hai lực cân bằng Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 6.1: Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại....

Bài 6.1 trang 21 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 6.1. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại.

Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay.

Chọn câu trả lời đúng.

A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.

B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.

C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.

D. Các câu trả lời A, B, c đều đúng.

Trả lời:

Chọn D.

Các câu A, B, c đều đúng nên chọn câu D.


Bài 6.2 trang 21 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 6.2 Dùng các từ thích hợp như: lực đấy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a) Để nâng một tấm bê-tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê-tông một..............(H.6.1a)   

b) Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một..........

c) Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một...........(H.6.1c)

d) Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một .......... (H.6.1b)   

   

Trả lời :

Điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a) Để nâng một tấm bê-tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê-tông một lực nâng.

b) Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một lực kéo.

c) Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một lực uốn. 

d) Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.


Bài 6.3 trang 21 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 6.3. Tìm những từ thích hợp đế điền vào chỗ trống.

a) Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai ...... Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của.............. (H.6.2a).

b) Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai .......một lực do........tác dụng, lực kia do................. tác dụng (H.6.2b).

c) Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi, vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai ....... một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do ............... tác dụng.

Trả lời:

Điền vào chỗ trống

a) Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của em bé.

b) Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng: một lực do em bé tác dụng, lực kia do con trâu tác dụng .

c) Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi, vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng: một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do sợi dây tác dụng.


Bài 6.4 trang 22 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng.

Trả lời:

Ví dụ hai lực cân bằng: Hai đội chơi kéo co, cùng kéo một sợi dây mà sợi dây vẫn đứng yên. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng.


Bài 6.5 trang 22 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Lấy một cái lò xo trong bút bi làm thí nghiệm.

a) Bấm cho đầu bút bi nhô ra. Lúc đó lò xo có tác dụng lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em.

b) Bấm cho đầu bút bi thụt vào. Lúc đó lò xo có tác dụng lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em.

Trả lời:

a) Khi đầu bút bi nhô ra, lò xo bút bi nén lại nên đã tác dụng vào ruột bút, cũng như vào thân bút những lực đẩy. Ta có cảm nhận được lực này khi bấm nhẹ vào núm ở đuôi bút.

b) Khi đầu bút thụt vào, lò xo bút bi vẫn bị nén, nên nó vẫn tác dụng vào ruột bút và thân bút lực đẩy.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me