Bài 3.5 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 3.5. Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
a) V1 = 15,4cm3. b) V2 = 15,5cm3.
Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành.
Trả lời:
Kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành là:
a) V1 = 15,4cm3 thì ĐCNN là 0,2cm3 hoặc 0,1 cm3.
b) V2 = 15,5cm3 thì ĐCNN là 0,5cm3 hoặc 0,1cm3.
Bài 3.6 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 3.6. Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
Trả lời:
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng thông thường gồm: Ca đong, bình chia độ, can, chai, lọ (ghi sẵn dung tích)... Những dụng cụ đó dùng để đo thể tích trong đời sống như nước mắm, xăng dầu, rượu...
Các loại như Ca đong, bình chia độ thường dùng trong phòng thí nghiệm để đo thể tích nước, hóa chất...
Bài 3.7 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 3.7. Hãy dùng dụng cụ đo thể tích mà em có để đo dung tích (sức chứa) của một đồ dùng đựng nước trong gia đình em.
Trả lời:
Tùy trường hợp cụ thể em có thế chọn như đo dung tích ấm đun nước nhà em, dụng cụ đo thể tích em có thể chọn chai nhựa hoặc chai thủy tinh loại 0,5 lít. Đổ nước vào đầy ấm rổi rót ra chai, em rót được tất cả mấy chai rồi từ đó suy ra thể tích ấm.
Bài 3.8 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 3.8. Câu nào sau đây là đúng nhất?
Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là
A. can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.
B. ĐCNN của can là 3 lít.
C. GHĐ của can là 3 lít.
D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Chọn D
Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít, ĐCNN của can là 3 lít và GHĐ của can là 3 lít vậy nên cả ba phương án A, B, C đều đúng.
Bài 3.9 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 3.9. Một học sinh dùng bình chia độ vẽ ở hình 3.3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo nào sau đây được ghi đúng?
A. 36cm3 B. 40cm3 C. 35cm3 D. 30cm3
Trả lời:
Chọn C
Nếu dùng bình chia độ vẽ ở hình 3.3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo được ghi ở C là đúng nhất vì theo hình ta thấy mực chất lỏng gàn với 35cm3 nhất
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 11 bài 3 Đo thể tích chất lỏng Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 3.10: Đọc giá trị của thể tích nước chứa trong bình (H.3.4) theo cách nào sau đây là đúng?...
Giải bài tập trang 12 bài 4 đo thể tích vật rắn không thấm nước Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 4.1: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá...
Giải bài tập trang 12, 13 bài 4 đo thể tích vật rắn không thấm nước Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 4.6: Cho một cái ca hình trụ (hoặc vỏ hộp sữa đã bỏ nắp), một thước chia tới mm...
Giải bài tập trang 13, 14 bài 4 đo thể tích vật rắn không thấm nước Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 4.11: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có...