Câu 1-2.1 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật lí lớp 6
Câu 1-2.1. Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình 1-2.1 là:
A. 1m và 1mm. B. 10dm và 0,5cm.
c. 100cm và 1cm. D. 100cm và 0,2cm.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Bài giải
Chọn B.
Giới hạn đo (GHĐ) của thước trong hình 1-2.1 là 100cm =10dm và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình là 0,5cm
Câu 1-2.2 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Câu 1-2.2. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNX 1mm
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Bài giải
Chọn B.
Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
Ta có thể giải thích như sau: Chiều dài sân trường thường cỡ vào khoảng một vài chục mét. Chọn thước B (thước cuộn) có GHĐ lớn nhất nên phải đo ít lần nhất. Tuy ĐCNN của thước B (là 5mm) lớn hơn thước A và C (là 1mm), nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường (sai số nhỏ hơn 1 % là chấp nhận được).
Câu 1-2.3 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Câu 1-2.3. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 1-2.2:
Bài giải:
+ Hình a) GHĐ là 10cm và ĐCNN 0,5cm;
+ Hình b) GHĐ là 10cm và ĐCNN 1mm
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 5, 6 bài 1 Đo độ dài Sách bài tập (SBT) Vật lí lớp 6. Câu 1-2.4: Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em....
Giải bài tập trang 6, 7 bài 2 Đo độ dài (tiếp theo) Sách bài tập (SBT) Vật lí lớp 6. Câu 1-2.7: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học....
Giải bài tập trang 7 bài 2 Đo độ dài (tiếp theo) Sách bài tập (SBT) Vật lí lớp 6. Câu 1-2.12: Hãy tìm cách xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre, đường kính vung nổi nấu cơm của gia đình em...
Giải bài tập trang 7, 8 bài 2 Đo độ dài (tiếp theo) Sách bài tập (SBT) Vật lí lớp 6. Câu 1-2.17: Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm. Học sinh này đã dùng...