Đọc và làm bài tập:
Chõ bánh khúc của dì tôi
Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Theo NGÔ VĂN PHÚ
Đọc hiểu:
Câu 1: Câu nào tóm tắt đầy đủ đặc điểm của cây rau khúc? Chọn ý đúng:
a) Cây rau khúc chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú; lá như mạ bạc.
b) Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
c) Sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
Phương pháp:
Em đọc kĩ bài đọc hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Chọn ý a)
Câu 2: Tác giả tả chiếc bánh khúc như thế nào? Nối đúng:
Phương pháp:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Nối: a – 3, b – 1, c – 2.
Câu 3: Đoạn văn tả cây rau khúc có mấy hình ảnh so sánh?
a) 1 hình ảnh. Đó là: ...
b) 2 hình ảnh. Đó là: ...
c) 3 hình ảnh. Đó là: ...
Phương pháp:
Em đọc đoạn 2 của bài đọc.
Trả lời:
b) 2 câu: Đó là:
- Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
- Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
Câu 4: Đoạn văn tả chiếc bánh khúc có mấy hình ảnh so sánh?
a) 1 hình ảnh. Đó là: ...
b) 2 hình ảnh. Đó là: ...
c) 3 hình ảnh. Đó là: ...
Phương pháp:
Em đọc đoạn 3 của bài đọc.
Trả lời:
b) 2 câu: Đó là:
- Những cái bánh màu xanh rêu lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa.
- Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Câu 5: Từ “quê hương” trong câu cuối bài đọc có tác dụng gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với quê hương.
b) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với tuổi thơ.
c) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với người dì.
Phương pháp:
Em đọc bài đọc và trả lời câu hỏi.
Trả lời:
a) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với quê hương
Giaibaitap.me
Soạn bài Tiết 7 Ôn tập giữa học kì II trang 65 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Viết đoạn văn nói về một nhân vật em yêu thích trong những câu chuyện em đã đọc, đã nghe và cho biết vì sao em yêu thích nhân vật đó. Viết đoạn văn nói về tình cảm, cảm xúc của em với một cảnh đẹp mà em biết.
Soạn bài Chia sẻ và đọc Chú hải quân trang 66, 67, 68 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Những hình ảnh nào nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân? Hình ảnh nào trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam?
Soạn bài Tự đọc sách báo trang 68 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về bảo vệ Tổ quốc. Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).
Soạn bài Kể chuyện Chàng trai làng Phù Ủng trang 69 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Phạm Ngũ Lão là người như thế nào? Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?