I. Chia sẻ:
Câu 1: Quan sát tranh và cho biết: Những người trong tranh là ai?
Trả lời:
Những người trong tranh: Hải quân, bộ binh, pháo binh, đặc công – Những chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2. Nghe hoặc hát một bài hát về chú bộ đội.
Phương pháp:
Em tìm kiếm và nghe, hát các bài hát về chú bộ đội.
Trả lời:
Bài hát Chú bộ đội của nhạc sỹ Hoàng Hà. Bài hát là tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với chú bộ đội yêu quý của mình bằng tình cảm chân thành nhất. Và niềm tự hào vì chú “Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm / Súng chắc trong tay chú canh giữ cho hòa bình “.
Vai chú mang súng mũ cài ngôi sao đẹp xinh.
Đi trong hàng ngũ chú hành quân trông thật nhanh.
Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm.
Súng chắc trong tay chú canh giữ cho hòa bình.
Canh giữ biên giới giữ trời xanh xanh của ta.
Canh nơi biển cả giữ tiền tiêu nơi đảo xa
Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm.
Nhớ chú bao nhiêu cháu ca múa cho thật nhiều
II. Đọc hiểu:
Câu 1: Những hình ảnh nào nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân?
Phương pháp:
Em đọc bài thơ để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Những hình ảnh nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân là: Áo bạc nhàu nắng gió, đảo đá chơi vơi, nắng mưa, bão tố
Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp của chú hải quân đứng gác.
Phương pháp:
Em đọc khổ thơ 1.
Trả lời:
Bồng súng gác biển trời
Chú mỉm cười rất tươi
Các chú vẫn hiên ngang.
Câu 3: Hình ảnh nào trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam?
Phương pháp:
Em đọc khổ thơ 4.
Trả lời:
Hình ảnh Lá cờ đỏ sao vàng/ Phấp phới bay trong gió trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam?
Câu 4: Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong gì của bạn nhỏ?
Phương pháp:
Em đọc hai dòng thơ cuối bài.
Trả lời:
Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong sau này sẽ trở thành chú hải quân để bảo vệ biển đảo quê hương.
III. Luyện tập:
Câu 1: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:
a) Trước những khó khăn, gian khổ của chú hải quân.
b) Trước những hình ảnh đẹp của chú hải quân.
Phương pháp:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập
Trả lời:
a) Trước những khó khăn, gian khổ của chú hải quân: Ôi, thật ngưỡng mộ tinh thần bảo vệ Tổ quốc của các chú hải quân!
b) Trước những hình ảnh đẹp của chú hải quân: Hình ảnh chú hải quân hiên ngang chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc thật đẹp!
Câu 2: Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép hay dấu chấm than?
Trên boong tàu, các chú thủy thủ bỗng reo ầm lên_ “Cá heo_”. Cá heo là bạn của hải quân đấy! Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết: _Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thủy lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc.
Theo HOÀNG TRANG
Phương pháp:
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Ô trống 1: Dấu hai chấm
Ô trống 2: Dấu chấm than
Ô trống 3: Dấu ngoặc kép
Ô trống 4: Dấu ngoặc kép
Giaibaitap.me
Soạn bài Tự đọc sách báo trang 68 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về bảo vệ Tổ quốc. Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).
Soạn bài Kể chuyện Chàng trai làng Phù Ủng trang 69 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Phạm Ngũ Lão là người như thế nào? Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
Soạn bài Hai Bà Trưng trang 69, 70, 71 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác như thế nào đối với dân ta?
Soạn bài Viết về người anh hùng trang 71 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Viết đoạn văn về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết.