Câu 1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 75 – 80 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Phương pháp:
Em đọc to, rõ ràng, truyền cảm bài đã chọn.
Trả lời:
- Học sinh học thuộc lòng thơ, đọc trôi chay thành tiếng.
- Chú ý đọc rõ ràng, mạch lạc.
Câu 2. Tìm từ có nghĩa giống mỗi từ dưới đây. Đặt câu với một từ em tìm được.
a) đất nước
b) yêu dấu
c) chăm chỉ
Phương pháp:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a) Đất nước – Tổ quốc
Em yêu Tổ quốc em.
b) Yêu dấu – yêu thương
Sống cần chan hòa tình yêu thương
c) Chăm chỉ - cần cù
Cần cù là đức tính quý giá.
Câu 3. Chọn từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm để hoàn thành các câu dưới đây:
a) Trên kính _ nhường.
b) Hẹp nhà _ bụng.
c) Tuổi _ chí lớn.
d) Anh em như thể chân tay
Rách _ đùm bọc, dở _ đỡ đần
Phương pháp:
Em đọc các câu và tìm từ trái nghĩa.
Trả lời:
a) Trên kính dưới nhường
b) Hep nhà rộng bụng
c) Tuổi nhỏ chí lớn
d)
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Giaibaitap.me
Soạn bài Tiết 2 - Ôn tập cuối năm trang 116, 117, 118 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Tết năm mới của người Lào được gọi là gì?
Soạn bài Tiết 3 - Ôn tập cuối năm trang 118 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Viết đoạn văn kể về một hoạt động em đã được tham gia hoặc chứng kiến.
Soạn bài Tiết 4 - Ôn tập cuối năm trang 116 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Xếp các hình ảnh so sánh trong đoạn văn Rừng xuân vào bảng dưới đây:
Soạn bài Tiết 5 - Ôn tập cuối năm trang 119, 120 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Người ta sử dụng hai cây sào tre trong điệu múa sạp như thế nào?