Đọc và làm bài tập:
Tết Bun-pi-may
Bun-pi-may là Tết năm mới của người Lào. Đến Lào vào dịp Tết, bạn sẽ được té nước cầu may. Người Lào cho rằng nước gột rửa hết mọi ưu phiền, bệnh tật và đem đến một năm mới mạnh khỏe, an lành và hạnh phúc. Vì vậy, trong những ngày Tết, ai được té nước nhiều sẽ gặp nhiều may mắn.
Ngoài tục lệ té nước, người Lào còn có tục lệ buộc chỉ cổ tay. Người ta buộc những sợi chỉ màu lên cổ tay khách và chúc người được buộc chỉ mạnh khỏe, hạnh phúc.
Dù là buộc chỉ cổ tay hay té nước, người Lào không cầu phúc cho mình mà chỉ cầu cho người khác. Bởi theo họ, khi làm điều tốt lành cho người khác thì điều tốt lành ấy cũng sẽ đến với mình.
Theo tạp chí Thời Đại
I. Đọc hiểu:
Câu 1: Tết năm mới của người Lào được gọi là gì?
Phương pháp:
Em đọc đoạn 1 của bài đọc.
Trả lời:
Bun-pi-may là Tết năm mới của người Lào.
Câu 2: Vì sao người dân Lào có tục lệ té nước cho nhau vào đầu năm mới?
Phương pháp:
Em đọc đoạn 1 của bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Người Lào cho rằng nước gột rửa hết mọi ưu phiền, bệnh tật và đem đến một năm mới mạnh khỏe, an lành và hạnh phúc.
Câu 3: Người dân Lào buộc chỉ cổ tay cho khách để làm gì?
Phương pháp:
Em đọc đoạn 2 của bài đọc.
Trả lời:
Người ta buộc những sợi chỉ màu lên cổ tay khách và chúc người được buộc chỉ mạnh khỏe, hạnh phúc.
Câu 4: Các tục lệ té nước, buộc chỉ cổ tay thể hiện đức tính gì của người dân Lào? Chọn ý đúng:
a) Nhân hậu
b) Cần cù
c) Dũng cảm
Phương pháp:
Em dựa vào bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
a) Nhân hậu
Câu 5. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống: dấu chấm hay dấu phẩy?
Tết Bun-pi-may diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch hằng năm, khi bầu trời xanh cao, các dòng sông lớn dồi dào nước tượng trưng cho một năm mới nhiều lộc_ người dân đón Tết trong ba ngày_ ngày đầu, người ta quét dọn nhà cửa_ chuẩn bị nước thơm và hoa. Ngày thứ hai là giao thời giữa năm cũ và năm mới_ hội bắt đầu vào ngày cuối với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi.
Theo tạp chí Thời Đại
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn để điền dấu phù hợp.
Trả lời:
Tết Bun-pi-may diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch hằng năm, khi bầu trời xanh cao, các dòng sông lớn dồi dào nước tượng trưng cho một năm mới nhiều lộc. Người dân đón Tết trong ba ngày. Ngày đầu, người ta quét dọn nhà cửa, chuẩn bị nước thơm và hoa. Ngày thứ hai là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Hội bắt đầu vào ngày cuối với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi.
Theo tạp chí Thời Đại
Giaibaitap.me
Soạn bài Tiết 3 - Ôn tập cuối năm trang 118 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Viết đoạn văn kể về một hoạt động em đã được tham gia hoặc chứng kiến.
Soạn bài Tiết 4 - Ôn tập cuối năm trang 116 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Xếp các hình ảnh so sánh trong đoạn văn Rừng xuân vào bảng dưới đây:
Soạn bài Tiết 5 - Ôn tập cuối năm trang 119, 120 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Người ta sử dụng hai cây sào tre trong điệu múa sạp như thế nào?
Soạn bài Tiết 6 - Ôn tập cuối năm trang 120, 121, 122 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Vì sao tác giả bài thơ viết: “Cửa sổ còn biết làm thơ”? Dựa theo gợi ý từ 2 dòng thơ cuối bài, hãy viết tiếp 1 trong 2 câu sau: