Câu 1. Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về các dân tộc anh em trên đất nước ta mà em đã đọc ở nhà.
Mẫu:
Bảo tàng Dân tộc học
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm ở một quận phía tây Thủ đô Hà Nội. Tòa nhà chính của bảo tàng giống như một chiếc trống đồng khổng lổ.
Bảo tàng là nơi trưng bày những hiện vật và hình ảnh tiêu biểu về 54 dân tộc anh em trên đất nước ta. Đến đây, có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày: con dao, chiếc gùi, ống sáo, cây đàn,... Đây là căn nhà sàn của người Thái thấp thoáng những cô gái ngồi bên khung dệt thổ cẩm. Kia là mô hình nhà rộng bên những bộ cồng chiêng, giáo mác cổ kính,...
Ngồi trong bảo tàng, có thể xem những cuốn phim về lễ hội Ka-tê của người Chăm, cảnh chơi xuân của người Mông hay hội cồng chiêng của người Mường,... Khách tham quan còn được hướng dẫn làm bánh, làm đèn Trung thu, lội suối bắt cá,...
Đi khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Theo HƯƠNG THỦY
Phương pháp:
Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Dân tộc Kinh
Người Kinh thể hiện những giá trị quý báu về tâm linh nên ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội độc đáo. Một lễ hội lớn và quan trọng là Lễ hội Đền Hùng. Mục đích của nghi lễ này là để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng, những người có công sáng lập ra truyền thống và những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội Đền Hùng được tổ chức từ ngày 8 đến 11 tháng 3 âm lịch, nhưng ngày chính hội là ngày 10. Vào ngày mùng 10, người Kinh được nghỉ một ngày. Một số sẽ đến Đền Hùng ở Phú Thọ để tham gia lễ hội. Tại đây, những người hành hương dâng lễ cầu nguyện và thắp hương cho tổ tiên. Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội linh thiêng cũng như một cuộc hành hương trở về cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Câu 2. Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.
Gợi ý:
- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó? Vì sao?
- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
Phương pháp:
Em đọc các bài đọc và nói lên cảm xúc của mình.
Trả lời:
Câu chuyện Dân tộc Kinh cung cấp những thông tin hữu ích về dân tộc Kinh – dân tộc đông nhất tại Việt Nam.
Giaibaitap.me
Soạn bài Nhớ Việt Bắc trang 55, 56 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Tìm những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ. Tìm những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động.
Soạn bài Góc sáng tạo Nét đẹp trăm miền trang 57, 58 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Viết đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết. Giới thiệu và bình chọn các đoạn văn hay.
Soạn bài Tiết 1 Ôn tập giữa học kì II trang 59 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 70 – 75 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Soạn bài Tiết 2 Ôn tập giữa học kì II trang 60, 61 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Các hình ảnh nói về chim buổi sáng từ dòng thứ 3 đến dòng thứ 8 nói lên điều gì? Bài thơ có bao nhiêu dòng nhắc lại hai từ “tiếng chim”? Dựa theo gợi ý từ bài thơ trên, em hãy viết: