Câu 1. Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em.
Gợi ý:
- Đó là ngày tết (lễ hội) nào?
- Ngày tết (lễ hội) diễn ra vào thời gian nào trong năm?
- Mọi người thường làm gì trong những ngày đó?
- Vào những ngày đó, em có cảm xúc như thế nào?
b) Viết đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết.
Gợi ý:
- Đó là trang phục của dân tộc nào?
- Trang phục đó gồm có những gì (áo, quần, váy, khăn,...)?
- Trang phục đó có gì đặc biệt (chất liệu vải, hình dáng, màu sắc,...) khiến em yêu thích?
Gắn vào bài viết tranh ảnh mà em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán.
Phương pháp:
Em dựa vào gợi ý và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a)
Lễ hội đấu vật
Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
b)
Trang phục truyền thống dân tộc H'Mông
Dân tộc H'Mông có trang phục truyền thống hết sức cầu kì và sặc sỡ, thường làm bằng vải lanh với nhiều màu sắc nổi bật cùng hoa văn đa dạng, cầu kì. Một bộ trang phục hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp và mũ đội đầu. Nữ phục H'Mông rất đẹp và nổi bật, họ thường đính kèm các đồng xu, chuỗi hạt trên trang phục để tăng tính thẩm mỹ cũng như thể hiện các ý chí tâm linh truyền thống. Trang phục người Mông Hoa và Mông Trắng thì hoa văn chủ yếu tập trung trên lưng áo, đó là các họa tiết thổ cẩm hình chữ nhật, hình thoi,... Còn trang phục phụ nữ Mông Đen, Mông Đỏ thì họa tiết tập trung ở vùng tay áo và trước ngực. Váy của họ là váy xòe xếp ly, thường là màu trắng, đai thắt lưng dài có màu nổi bật như xanh, hồng,... Đi kèm với váy là xà cạp được thiết kế tỉ mỉ với các đồng xu bạc trang trí.
Câu 2. Giới thiệu và bình chọn các đoạn văn hay.
Phương pháp:
Em cùng các bạn đọc và bình chọn.
Trả lời:
Em cùng các bạn giới thiệu đoạn văn và bình chọn đoạn văn hay.
Giaibaitap.me
Soạn bài Tiết 1 Ôn tập giữa học kì II trang 59 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 70 – 75 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Soạn bài Tiết 2 Ôn tập giữa học kì II trang 60, 61 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Các hình ảnh nói về chim buổi sáng từ dòng thứ 3 đến dòng thứ 8 nói lên điều gì? Bài thơ có bao nhiêu dòng nhắc lại hai từ “tiếng chim”? Dựa theo gợi ý từ bài thơ trên, em hãy viết:
Soạn bài Tiết 3 Ôn tập giữa học kì II trang 62 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Viết một bức thư hỏi thăm người thân (hoặc bạn bè) và nói về việc học tập của em
Soạn bài Tiết 4 Ôn tập giữa học kì II trang 62 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Trong đoạn văn trên, vầng trăng được so sánh với những sự vật nào?