Phần I. Khởi động
Nói tên những dòng sông em biết.
Phương pháp:
Em tự kể những dòng sông mình biết.
Trả lời:
Sông Hồng, sông Mã, sông Đà, sông Sài Gòn, sông Cầu…
Phần II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Nội dung chính:
Thể hiện tình cảm của tác giả với vàm cỏ đông.
Câu 1 trang 86: Tìm trong khổ thơ thứ nhất những dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con sông quê.
Phương pháp:
Em đọc kĩ khổ thơ đầu để tìm những dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con sông quê.
Trả lời:
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!
Câu 2 trang 86: Con sông Vàm Cỏ Đông có gì đẹp?
Phương pháp:
Em đọc khổ thơ thứ hai để biết sông Vàm Cỏ Đông có gì đẹp.
Trả lời:
Con sông có bốn mùa nước trong soi từng mảnh mây trời, có ngọn dừa gió đưa phe phẩy.
Câu 3 trang 86: Tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với những gì? Vì sao?
Phương pháp:
Em đọc hai dòng thơ thứ ba để biết tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với những gì và vì sao.
Trả lời:
So sánh con sông như dòng sữa mẹ và lòng người mẹ vì con sông mang nước tưới tiêu ruộng nương, vườn cây, là nguồn sống.
Câu 4 trang 86: Tìm các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ.
- Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối.
Phương pháp:
Em đọc toàn bộ bài thơ để tìm các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ.
Trả lời:
- Biết – thiết/ sông – Đông/ chảy – phẩy/ trời – vơi.
- Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối.
2. Đọc một bài đọc về quê hương.
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin mới
b. Chia sẻ với bạn những điều em biết thêm về địa điểm được nhắc đến trong bài đọc.
Phương pháp:
a. Em đọc một một bài đọc về quê hương, sau đó viết vào Phiếu đọc sách những thông tin mới theo gợi ý:
Tên bài đọc
Tác giả
Thông tin hấp dẫn
Địa điểm (Tên, Đặc điểm)
b. Em hãy chia sẻ với bạn những điều em biết thêm về địa điểm được nhắc đến trong bài đọc theo gợi ý:
- Địa điểm đó ở đâu?
- Địa điểm đó có những đặc điểm gì?
- Điều thú vị ở địa điểm đó.
Trả lời:
a. Phiếu đọc sách:
Tên bài đọc: Vẽ quê hương
Tác giả: Định Hải
Địa điểm: làng xóm, mùa thu, mái ngói, trường học, cây gạo…
Vì bạn nhỏ yêu quê hương nên nhìn thấy cảnh nào của quê hương cũng đẹp và đã vẽ bức tranh quê hương bằng màu sắc đẹp tươi.
Giaibaitap.me
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 86, 87 tập 2 Chân trời sáng tạo. Nhớ - viết: Vàm Cỏ Đông (hai khổ thơ cuối). Viết vào vở tên các địa danh có trong bài Nắng phương Nam. Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng:
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 87, 88 tập 2 Chân trời sáng tạo. Tìm câu có dấu hai chấm trong các đoạn văn, đoạn thơ sau. Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để làm gì? Có thể thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong từng câu dưới đây? Vì sao?
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 89, 90 tập 2 Chân trời sáng tạo. Chia sẻ về những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc. Trong đoạn văn thứ hai, điều gì báo hiệu mùa đông đã về? Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến?
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 91 tập 2 Chân trời sáng tạo. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. Phân vai, kể lại toàn bộ câu chuyện.