Phần I. Khởi động
Nói 2-3 câu về một loại hoa hoặc quả em thích theo gợi ý:
Phương pháp:
Em hãy nói 2 – 3 câu về một loại hoa hoặc quả em thích theo gợi ý:
- Hình dáng của loại hoa hoặc quả đó như thế nào?
- Màu sắc của loại hoa hoặc quả đó ra sao?
- Loại hoa hoặc quả đó có hương vị như thế nào?
- Lợi ích của loại hoa hoặc quả đó.
Trả lời:
Bài tham khảo 1:
Trong số các loài hoa thì em thích nhất là hoa sen. Mùa hè, sen nở hồng cả mặt ao. Những nụ sen to như hai bàn tay em chụm lại rung rung trong gió. Đẹp nhất khi nở thì cánh xòe ra rất to. Cánh sen mịn màng hồng thắm gọi các chú ong đã đến thăm hoa. Đài hoa to màu xanh lá lốm đốm lên vài chấm nhỏ màu xanh đậm hơn. Hoa sen tuy không có màu sắc sặc sỡ nhưng nó lại có một vẻ đẹp quyến rũ và rất tao nhã.
Bài tham khảo 2:
Dứa còn gọi là thơm, khóm, được trồng ở khắp nơi trên đất nước ta. Dứa có vị chua ngọt hòa quyện nên một vị ngọt gắt, tê đầu lưỡi, ngon vô cùng. Nhìn kĩ thì quả dứa có hình dáng tròn vuông to hơn cái bình trà chút xíu, mắt quả dứa khô và to. Khi xanh, quả dứa có màu xanh biếc. Trái lớn dần thì vỏ cũng chuyển sang màu hồng đỏ, vàng ửng cái sắc đỏ tía của Mặt Trời, của nắng, đem lại cho quả một vị ngọt đặc sắc riêng.
Phần II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Nội dung chính:
Những câu chuyện lí thú về các loài hoa, quả trong vườn.
Câu 1 trang 63: Mỗi loại quả được nói trong bài thơ có đặc điểm gì?
Phương pháp:
Em đọc kĩ 6 câu thơ đầu để biết mỗi loại quả được nói tới trong bài thơ có đặc điểm gì.
Trả lời:
- Quả na có mắt.
- Quả mồng tơi như mực tím đên.
- Quả khế như sao xanh.
- Quả ớt cong như sừng bò.
Câu 2 trang 63: Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao?
Phương pháp:
Em trả lời theo ý kiến của mình.
Trả lời:
Em thích nhất hình ảnh so sánh “Trong vườn như một cái kho của đầy.” Vì nó nói lên sự giàu có, đa dạng của các loài cây cũng như sự khéo léo của người làm vườn để tạo ra các loại cây và quả.
Câu 3 trang 63: Dòng thơ nào trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn?
Phương pháp:
Em đọc sáu dòng thơ cuối khổ hai để biết dòng thơ nào trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn.
Trả lời:
Bàn tay người chăm cho cây
Câu 4 trang 63: Hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?
Phương pháp:
Em đọc hai dòng thơ cuối bài để biết hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì.
Trả lời:
Câu thơ cuối nói lên công sức chăm sóc âm thầm của người làm vườn cùng với sự màu mỡ của đất để nuôi cây, để cây cho trái chín.
2. Đọc một bài văn về cây cối hoặc con vật
a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích.
b. Nói 2-3 câu có hình ảnh so sánh về cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài văn
Phương pháp:
a. Em đọc một bài văn về cây cối hoặc con vật trên báo, trong sách hoặc trên mạng internet.
Sau đó viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích theo gợi ý:
Tên bài văn
Tác giả
Tên cât cối hoặc con vật
Hình ảnh (đẹp, so sánh)
b. Em hãy chia sẻ 2 - 3 câu có hình ảnh so sánh về cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài văn theo gợi ý:
- Hình ảnh so sánh đó là gì?
- Hình ảnh so sánh đó có tác dụng gì?
Trả lời:
a. Phiếu đọc sách:
Bài thơ: Hồ Tây mùa sen nở
Tác giả: Phạm Huy Hùng
Bài thơ viết về loại hoa sen:
Bàn tay ai đưa đón những búp sen
Nắng chiếu qua làn sương hồng lên như lửa
Lửa chuyền lên môi lửa chuyền lên má
Cho nụ cười tỏa sáng cả rừng hoa.
b. Hoa sen là một loài hoa đẹp, được coi là “quốc hoa” của Việt Nam. Hình ảnh hoa sen luôn gắn với sự dịu dàng, nhẹ nhàng và tươi mát.
Giaibaitap.me
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 64 tập 2 Chân trời sáng tạo. Nghe - viết. Tìm từ ngữ chỉ tên gọi con vật, cây, hoa, quả chứa tiếng có.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 64, 65 tập 2 Chân trời sáng tạo. Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. Có thể thêm dấu ngoặc vào những chỗ nào trong từng câu sau? Vì sao?
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 66, 67 tập 2 Chân trời sáng tạo. Trao đổi với bạn về mùa em thích theo gợi ý. Những hình ảnh nào được tác giả dùng để tả cảnh bầu trời mùa xuân? Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của mỗi sự vật trong đoạn 2.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 68 tập 2 Chân trời sáng tạo. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh. Kể lại đoạn truyện em thích bằng lời chú bồ nông nhỏ.