Câu 1 trang 19: Tìm trong đoạn văn sau các câu nêu yêu cầu, đề nghị và cho biết mỗi cuối câu có dấu gì?
Chúng tôi đi xem múa rối nước. Má nhắc:
- Con hãy nắm chặt tay em! Đừng để em lạc đó!
- Dạ, con nhớ rồi.
Thế mà vừa thấy màn đá banh dưới nước, anh em tôi đã vỗ tay reo hò.
Trần Quốc Toàn
Phương pháp:
Một vài dấu hiệu để nhận biết một câu bất kỳ là câu nêu yêu cầu, đề nghị gồm:
Nếu trong câu tồn tại các từ: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu nêu yêu cầu, đề nghị.
Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.
Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị.
Trả lời:
- Con hãy nắm chặt tay em! Đừng để em lạc đó!
- Cuối câu có dấu chấm than.
Câu 3 trang 19: Tìm các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2.
Phương pháp:
Một vài dấu hiệu để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến gồm:
- Nếu trong câu tồn tại các từ gồm: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu cầu khiến.
- Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.
- Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị thì đó cũng có thể là câu cầu khiến.
Trả lời:
Các câu khiến:
+ Hót đi!
+ Hót nữa đi, họa mi nhé!
Câu 4 trang 19: Đặt 1-2 câu khiến để đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân của trường.
Phương pháp:
Em đặt câu dựa vào gợi ý:
- Em hãy kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân.
- Em có thể sử dụng trong câu các từ: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào…
Trả lời:
- Hoa ơi, cậu hãy tham gia tiết mục văn nghệ hôm tới nhé!
- Bùi Trang ơi, sắp tới chúng mình phải tập văn nghệ đó!
Vận dụng:
Chia sẻ cảm xúc của em khi được tham gia một lễ hội ở trường.
Trả lời:
Cuối tuần trước em được tham dự “Hội chợ quê” ở trường để chuẩn bị chào Xuân mới. Ở đó em được tham gia rất
nhiều hoạt động bổ ích, em rất vui và hạnh phúc khi được tham gia ngày hội.
Giaibaitap.meGiải SGK Tiếng Việt 3 trang 20, 21 tập 2 Chân trời sáng tạo. Giải các câu đố sau: Thi kể tên các loại đèn trung thu. Viết 1 - 2 câu văn hoặc sáng tác 2 - 4 dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu mà em thích.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 22 tập 2 Chân trời sáng tạo. Nghe kể chuyện. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu gợi ý dưới tranh. Kể lại đoạn truyện thứ tư, thêm vào cảm xúc của các em nhỏ khi nhận được quà của ông già mùa đông và cô bé tuyết theo gợi ý:
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 23 tập 2 Chân trời sáng tạo. Nói về một ngày hội em đã được chứng kiến. Chọn một yêu cầu ghi trên Đèn Trung thu khổng lồ.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 24, 25, 26 tập 2 Chân trời sáng tạo. Chia sẻ với bạn về một bài hát em thích theo gợi ý. Cha của Mô- da đưa cho cậu bản nhạc để làm gì? Do đâu Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc của cha?