Phần I. Khởi động
Chia sẻ với bạn về một bài hát em thích theo gợi ý:
Phương pháp:
Em hãy chọn một bài hát mình thích và chia sẻ về bài hát đó theo gợi ý:
Tên bài hát là gì?
Tác giả bài hát là ai?
Lời bài hát như thế nào?
Nội dung bài hát là gì?
Giai điệu bài hát ra sao?
Trả lời:
- Tên bài hát: Bụi phấn
- Tác giả: Vũ Hoàng
- Lời bài hát
Khi Thầy viết bảng
bụi phấn rơi rơi.
Có hạt bụi nào
rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
vương trên tóc Thầy
Em yêu phút giây này
Thầy em, tóc như bạc thêm
bạc thêm vì bụi phấn
đã cho em bài học hay
Mai sau lớn, nên người
Làm sao, có thể nào quên?
Ngày xưa Thầy dạy dỗ
khi em tuổi còn thơ.
Phần II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Nội dung chính:
Tài năng thiên bẩm về âm nhạc của Mô – da đã được cho mình nhận ra ngay từ khi ông mới 6 tuổi.
Câu 1 trang 25: Cha của Mô- da đưa cho cậu bản nhạc để làm gì?
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn thứ nhất để xem cha của Mô-da đưa cho cậu bản nhạc để làm gì.
Trả lời:
Cha của Mô- da đưa cho cậu bản nhạc để cậu đến nhà đưa cho ông chủ rạp hát
Câu 2 trang 25: Do đâu Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc của cha?
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết được do đâu Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc của cha.
Trả lời:
Vì câu bé vô tình làm mất bản nhạc cha mình đưa cho.
Câu 3 trang 25: Tìm từ ngữ được dùng để khen bản nhạc Mô-da?
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba và thứ tư để tìm ra những từ ngữ được dùng để khen bản nhạc của Mô-da.
Trả lời:
Bản nhạc trong sáng và rất đáng yêu.
Câu 4 trang 25: Vì sao cha của Mô – da tin rằng sau này con mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn?
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để biết vì sao cha của Mô-da tin rằng sau này con mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn.
Trả lời:
Vì chỉ mới 6 tuổi cậu bé đã sáng tác được bản nhạc làm lay động lòng người.
Câu 5 trang 25: Chọn tên phù hợp để đặt cho câu chuyện và nêu lí do em chọn.
Phương pháp:
Em hãy chọn tên phù hợp để đặt cho câu chuyện và giải thích vì sao em lại chọn tên ấy.
Trả lời:
Thời thơ ấu của Mô -da.
2. Đọc một bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc một bài thơ thiếu nhi em thích:
Câu hỏi trang 26:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thích.
b. Chia sẻ với bạn hình ảnh em thích được nhắc đến trong bài thơ.
Phương pháp:
a. Em sưu tầm những câu chuyện, bài thơ về nghệ thuật hoặc nghệ sĩ trong sách, báo, tạp chí.
b. Em hãy chia sẻ truyện đã đọc và xem một vài gợi ý sau:
- Tên bài thơ là gì?
- Tác giả bài thơ là ai?
- Em tìm ra bài thơ bằng cách nào?
- Khổ thơ có hình ảnh nào đẹp?
Trả lời:
Dịch dắc dịch dắc
Dịch dắc dịch dắc
Khung cửi mắc vô
Xâu go từng sợi
Chân mẹ đạp vội
Chân mẹ đạp vàng
Mặt vải mịn màng
Gánh ì gánh nặng
Đến mai trời nắng
Đem ra mà phơi
Đến mai đẹp trời
Đem ra may áo
Dịch dắc dịch dắc.
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thích
- Tên bài thơ: Dịch dắc dịch dắc
- Đây là bài đồng dao
- Tên môn nghệ thuật: Nghệ thuật dệt vải.
- Cách em tìm bài thơ: internet
b. Hình ảnh em thích được nói đến trong bài thơ là
- Sau khi đọc bài thơ em cảm thấy để tạo ra một mảnh vải rất khó khăn yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận, chăm chỉ.
Giaibaitap.me
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 26 tập 2 Chân trời sáng tạo. Viết từ: Quang Trung
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 26, 27 tập 2 Chân trời sáng tạo. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người trong tranh dưới đây:
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 28, 29 tập 2 Chân trời sáng tạo. Trao đổi với bạn về một tin quảng cáo em thích theo gợi ý. Ban Tổ chức Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí thiết kế tờ quảng cáo để làm gì? Tiết mục thời trang giấy và ảo thuật được quảng cáo có gì thú vị?
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 30 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đọc lời nhân vật trong tranh và trả lời câu hỏi. Nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình em thích dựa vào gợi ý: