Phần I. Khởi động
Giới thiệu với bạn về cảnh đẹp một hồ nước (hoặc con sông, con suối, bãi biển,...) mà em biết.
Phương pháp:
Em hãy giới thiệu với bạn về cảnh đẹp một hồ nước (hoặc con sông, con suối, bãi biển,...) mà em biết theo gợi ý:
1. Giới thiệu đôi nét về cảnh đẹp mà em định miêu tả
+ Cảnh đẹp này có tên gì? Ở đâu?
+ Em có dịp đến đây và quan sát khi nào?
2. Miêu tả
- Cảnh vật: bầu trời, mặt trời, mặt nước, sóng, không khí,…
- Con người: đánh cá, đi chợ, đi dạo,…
3. Kết luận
Nêu nhận xét về cảnh đẹp
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về cảnh đẹp đó.
Trả lời:
Tuần trước, em có dịp tham quan sông Sài Gòn. Sáng sớm, thời tiết thật mát mẻ. Không khí cũng trong lành hơn. Nước sông mát lành, trong veo ôm ấp bờ cát trắng mịn. Thỉnh thoảng trên sông, những đám bèo lục bình trôi lênh đênh. Thuyền trôi trên sông chầm chậm để khách tham quan có thể ngắm nhìn thành phố. Phía xa kia là bến cảng Nhà Rồng. Nơi đây, Bác Hồ kính yêu đã ra đi tìm đường cứu nước. Em ngắm nhìn thành phố mà lòng thêm yêu mến, tự hào.
Phần II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Nội dung chính:
Vẻ đẹp của hồ Ba Bể.
Câu 1 trang 83: Hồ Ba Bể nằm ở đâu?
Phương pháp:
Em đọc thông tin đầu đoạn văn thứ hai để biết Hồ Ba Bể nằm ở đâu.
Trả lời:
Hồ Ba Bể nằm ở xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kan.
Câu 2 trang 83: Tìm những câu văn cho biết hồ Ba Bể rất lớn.
Phương pháp:
Em đọc thông tin đoạn văn thứ hai để tìm những câu văn cho biết hồ Ba Bể rất lớn.
Trả lời:
Ba Bể là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới.
Câu 3 trang 83: Nước hồ Ba Bể có gì đặc biệt?
Phương pháp:
Em đọc nội dung đoạn văn thứ ba để biết nước hồ Ba Bể có gì đặc biệt.
Trả lời:
Nước hồ không bao giờ cạn.
Câu 4 trang 83: Người dân Bắc Kạn gọi hồ Ba Bể là gì? Vì sao?
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn cuối bài để biết người dân Bắc Kạn gọi hồ Ba Bể là gì và lí do tại sao.
Trả lời:
Người dân Bắc Kạn gọi hồ Ba Bể là “trái tim xanh vì nước hồ bốn mùa trong lành, mát mẻ, nhưng mỗi mùa lại có sắc độ riêng.
Câu 5 trang 83: Em biết thêm những gì về tên gọi của hồ Ba Bể?
Phương pháp:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của riêng mình.
Trả lời:
Theo tiếng địa phương, hồ Ba Bể là "Slam Pé" (ba hồ), là tên gọi chung của 3 hồ thông nhau gồm Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.
2. Câu hỏi trang 83: Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu hồ Ba Bể.
Phương pháp:
Em hãy tưởng tượng mình là hướng dẫn viên, em sẽ giới thiệu về hồ Ba Bể theo gợi ý:
- Địa điểm ở đâu?
- Đặc điểm của hồ: độ sâu, độ dài, độ rộng
- Đặc điểm của nước trong hồ: trong lành mát mẻ, mỗi mùa mang màu sắc riêng
- Tình cảm của người dân Bắc Kạn dành cho hồ.
Trả lời:
Xin chào các bạn!
Hôm nay mình sẽ cùng nhau tham quan hồ Ba Bể, một hồ nước lớn ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể. Đây là địa danh nổi tiếng thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm.
Về vị trí hồ thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kan, cách Hà Nội khoảng 230km về phía Bắc, hồ có độ sâu khoảng 20 m nơi sâu nhất là 35m. Hồ được bao quanh bởi những dãy núi đá hùng vĩ bạt ngàn của rừng nhiệt đới.
Điểm đặc biệt là hồ không bao giờ cạn nước. Nước hồ bốn mùa trong lành, mát mẻ, nhưng mỗi mùa lại mang những sắc độ tiêng. Người dân gọi đây là “trái tim xanh” của Vườn Quốc gia Ba Bể.
Giaibaitap.me
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 83 tập 2 Chân trời sáng tạo. Quan sát tranh. Đọc lời các nhân vật trong tranh và trả lời câu hỏi. Cùng bạn đóng vai để gọi và trả lời điện thoại một trong các tình huống sau:
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 84 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở dựa vào gợi ý:
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 85, 86 tập 2 Chân trời sáng tạo. Nói tên những dòng sông em biết. Tìm trong khổ thơ thứ nhất những dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con sông quê. Tìm các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 86, 87 tập 2 Chân trời sáng tạo. Nhớ - viết: Vàm Cỏ Đông (hai khổ thơ cuối). Viết vào vở tên các địa danh có trong bài Nắng phương Nam. Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng: