Bài 88 trang 130 SGK giải tích 12 nâng cao
Gọi c là cạnh huyền, a và b là hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông. Chứng minh rằng:
\({\log _{b + c}}a + {\log _{c - b}}a = 2{\log _{b + c}}a.{\log _{c - b}}a.\)
Giải
Ta có: \({\log _{b + c}}a + {\log _{c - b}}a = 2{\log _{b + c}}a.{\log _{c + b}}a.\)
\(\eqalign{
& \Leftrightarrow {1 \over {{{\log }_a}\left( {b + c} \right)}} + {1 \over {{{\log }_a}\left( {c - b} \right)}} \cr&\;\;\;= {2 \over {{{\log }_a}\left( {b + c} \right).{{\log }_a}\left( {c - b} \right)}} \cr
& \Leftrightarrow {\log _a}\left( {c - b} \right) + {\log _a}\left( {b + c} \right) = 2 \cr
& \Leftrightarrow {\log _a}\left( {c - b} \right)\left( {b + c} \right) = 2 \cr
& \Leftrightarrow {c^2} - {b^2} = {a^2} \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} = {c^2} \cr} \)
Tam giác vuông cạnh huyền c, hai cạnh góc vuông a và b nên ta có \({a^2} + {b^2} = {c^2}\) từ đó suy ra đpcm.
Bài 89 trang 131 SGK giải tích 12 nâng cao
Chứng minh rằng hàm số \(y = \ln {1 \over {1 + x}}\) thỏa mãn hệ thức \(xy' + 1 = {e^y}\)
Giải
Điều kiện: \(x > -1\). Ta có \(y = - \ln \left( {1 + x} \right) \Rightarrow y' = - {1 \over {1 + x}}\)
Khi đó: \(xy' + 1 = {{ - x} \over {1 + x}} + 1 = {1 \over {1 + x}} = {e^{\ln {1 \over {1 + x}}}} = {e^y}\)
Vậy \(xy' + 1 = {e^y}\)
Bài 90 trang 131 SGK giải tích 12 nâng cao
Giả sử đồ thị (G) của hàm số \(y = {{{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^x}} \over {\ln 2}}\) cắt trục tung tại điểm A và tiếp tuyến của (G) tại A cắt trục hoành tại điểm B. Tính giá trị gần đúng của diện tích của tam giác OAB (chính xác đến hàng phần nghìn).
Giải
\(x = 0 \Rightarrow y = {1 \over {\ln 2}}\)
Tọa độ điểm \(A\left( {0;{1 \over {\ln 2}}} \right)\).
Vậy \(OA = {1 \over {\ln 2}}\)
Ta có \(y' = {{{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^x}.\ln \sqrt 2 } \over {\ln 2}} = {1 \over 2}{\left( {\sqrt 2 } \right)^x} \Rightarrow y'\left( 0 \right) = {1 \over 2}\)
Phương trình tiếp tuyến tại A là: \(y - {1 \over {\ln 2}} = {1 \over 2}x \Rightarrow y = {1 \over 2}x + {1 \over {\ln 2}}\)
Giao điểm B của tiếp tuyến với trục hoành \(B\left( { - {2 \over {\ln 2}};0} \right)\) suy ra \(OB = {2 \over {\ln 2}}\)
Vậy \({S_{OAB}} = {1 \over 2}OA.OB = {1 \over 2}.{1 \over {\ln 2}}.{2 \over {\ln 2}} = {1 \over {{{\ln }^2}2}} \approx 2,081\)
Bài 91 trang 131 SGK giải tích 12 nâng cao
Kí hiệu M là một điểm thuộc đồ thị của hàm số \(y = {\log _a}x\). Trong hai khẳng định \(a > 1\) và \(0 < a < 1\), khẳng định nào đúng trong mỗi trường hợp sau? Vì sao?
a) M có tọa độ (0,5; -7); b) M có tọa độ (0,5; 7);
c) M có tọa độ (3; 5,2); d) M có tọa độ (3; -5,2).
Giải
Gọi (C) là đồ thị hàm số \(y = {\log _a}x\)
a) \(M \in \left( C \right)\) nên \({\log _a}0,5 = - 7 \Leftrightarrow {1 \over 2} = {a^{ - 7}} \Leftrightarrow {a^7} = 2 \Leftrightarrow a = \root 7 \of 2 \)
Vậy a > 1
b) \(M\left( {0,5;7} \right) \in \left( C \right)\) nên \({\log _a}0,5 = 7 \Leftrightarrow {1 \over 2} = {a^7} \Leftrightarrow {a^7} = {1 \over 2} \Leftrightarrow a = \root 7 \of {{1 \over 2}} \)
Vậy \(0 < a < 1\)
c) \(M\left( {3;5,2} \right) \in \left( C \right)\) nên \({\log _a}3 = 5,2 \Leftrightarrow {a^{5,2}} = 3 \Leftrightarrow a = {3^{{1 \over {5,2}}}} > 1\)
Vậy a > 1
d) \(M\left( {3; - 5,2} \right) \in \left( C \right)\) nên \({\log _a}3 = - 5,2 \Leftrightarrow {a^{ - 5,2}} = 3 \Leftrightarrow {a^{5,2}} = {1 \over 3} \Leftrightarrow a = {1 \over {{3^{5,2}}}}\)
Vậy \(0 < a < 1\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 131 ôn tập chương II - Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit SGK Giải tích 12 Nâng cao. Câu 92: Các loài cây xanh trong quá trình quang hợp sẽ nhận được một lượng cacbon 14 (một đồng vị của cacbon)....
Giải bài tập trang 132, 133, 134 ôn tập chương II - Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit SGK Giải tích 12 Nâng cao. Câu 98: Giá trị biểu thức ...
Giải bài tập trang 141 bài 1 nguyên hàm SGK Giải tích 12 Nâng cao. Câu 1: Tìm nguyên hàm của các hàm số sau:...
Giải bài tập trang 145 bài 2 một số phương pháp tìm nguyên hàm SGK Giải tích 12 Nâng cao. Câu 5: Dùng phương pháp đổi biến số, tìm nguyên hàm của các hàm số sau...