Bài 37 trang 208 SGK giải tích 12 nâng cao
Tìm phần thực, phần ảo của mỗi số phức sau:
\(a)\,{\left( {2 - 3i} \right)^3}\,;\)
\(b)\,{{3 + 2i} \over {1 - i}} + {{1 - i} \over {3 - 2i}}\,;\)
\(c)\,{\left( {x + iy} \right)^2} - 2\left( {x + iy} \right) + 5\,\,\left( {x,y \in\mathbb R} \right).\)
Với x,y nào thì số phức đó là số thực?
Giải
\(a)\,{\left( {2 - 3i} \right)^3} = {2^3} - 3.2.3i\left( {2 - 3i} \right) - {\left( {3i} \right)^3} \)
\(= 8 - 18i\left( {2 - 3i} \right) + 27i = - 46 - 9i\)
Vậy phần thực là \(-46\), phần ảo là \(-9\).
\(\eqalign{ & b)\,{{3 + 2i} \over {1 - i}} = {{\left( {3 + 2i} \right)\left( {1 + i} \right)} \over 2} = {{1 + 5i} \over 2} = {1 \over 2} + {5 \over 2}i \cr & {{1 - i} \over {3 - 2i}} = {{\left( {1 - i} \right)\left( {3 + 2i} \right)} \over {13}} = {{5 - i} \over {13}} = {5 \over {13}} - {1 \over {13}}i \cr} \)
Do đó \(\,{{3 + 2i} \over {1 - i}} + {{1 - i} \over {3 - 2i}}\, ={1 \over 2} + {5 \over 2}i +{5 \over {13}} - {1 \over {13}}i = {{23} \over {26}} + {{63} \over {26}}i\)
Vậy phần thực là \({{23} \over {26}}\), phần ảo là \({{63} \over {26}}\)
\(c)\,\,{\left( {x + iy} \right)^2} - 2\left( {x + iy} \right) + 5 \)
\(= {x^2} - {y^2} - 2x + 5 + 2y\left( {x - 1} \right)i\)
Vậy phần thực là \({x^2} - {y^2} - 2x + 5\), phần ảo là \(2y\left( {x - 1} \right)\).
Số phức đó là số thực khi vào chỉ khi \(2y\left( {x - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow y = 0\) hoặc \(x = 1\).
Bài 38 trang 209 SGK giải tích 12 nâng cao
Chứng minh rằng \(\left| z \right| = \left| {\rm{w}} \right| = 1\) thì số \({{z + {\rm{w}}} \over {1 + z{\rm{w}}}}\) là số thực (giả sử \(1 + z{\rm{w}} \ne 0\)).
Giải
Ta có \(z.\overline z = {\left| z \right|^2} = 1 \Rightarrow \overline z = {1 \over z}\). Tương tự \(\overline {\rm{w}} = {1 \over {\rm{w}}}\)
Do đó \(\overline {\left( {{{z + {\rm{w}}} \over {1 + z{\rm{w}}}}} \right)} = {{\overline z + \overline {\rm{w}} } \over {1 + \overline z .\overline {\rm{w}} }} = {{{1 \over z} + {1 \over {\rm{w}}}} \over {1 + {1 \over z}.{1 \over {\rm{w}}}}} = {{z + {\rm{w}}} \over {1 + z{\rm{w}}}}\).
Suy ra \({{z + {\rm{w}}} \over {1 + z{\rm{w}}}}\) là số thực.
Bài 39 trang 209 SGK giải tích 12 nâng cao
Giải các phương trình sau trên C:
\(\eqalign{ & a)\,{\left( {z + 3 - i} \right)^2} - 6\left( {z + 3 - i} \right) + 13 = 0; \cr & b)\,\left( {{{iz + 3} \over {z - 2i}}} \right)^2 - 3{{iz + 3} \over {z - 2i}} - 4 = 0; \cr} \)
\(c)\,\,{\left( {{z^2} + 1} \right)^2} + {\left( {z + 3} \right)^2} = 0.\)
Giải
a) Đặt \({\rm{w}} = z + 3 - i\) ta được phương trình:
\(\eqalign{ & {{\rm{w}}^2} - 6{\rm{w}}+ 13 = 0 \Leftrightarrow {\left( {{\rm{w}} - 3} \right)^2} = - 4 = 4{i^2} \cr & \Leftrightarrow \left[ \matrix{ {\rm{w}} = 3 + 2i \hfill \cr {\rm{w}} = 3 - 2i \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{ z + 3 - i = 3 + 2i \hfill \cr z + 3 - i = 3 - 2i \hfill \cr} \right.\cr&\Leftrightarrow \left[ \matrix{ z = 3i \hfill \cr z = - i \hfill \cr} \right. \cr} \)
Vậy \(S = \left\{ { - i;3i} \right\}\)
b) Đặt \({\rm{w}} = {{iz + 3} \over {z - 2i}}\) ta được phương trình: \({{\rm{w}}^2} - 3{\rm{w}} - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{ {\rm{w}} = - 1 \hfill \cr {\rm{w}} = 4 \hfill \cr} \right.\)
Với \({\rm{w}} = -1\) ta có \({{iz + 3} \over {z - 2i}} = - 1 \Leftrightarrow iz + 3 = - z + 2i\)
\( \Leftrightarrow \left( {i + 1} \right)z = - 3 + 2i\)
\(\Leftrightarrow z = {{ - 3 + 2i} \over {1 + i}} = {{\left( { - 3 + 2i} \right)\left( {1 - i} \right)} \over 2} = {{ - 1 + 5i} \over 2}\)
Với \({\rm{w}} = 4\) ta có \({{iz + 3} \over {z - 2i}} = 4 \Leftrightarrow \left( {4 - i} \right)z = 3 + 8i\)
\( \Leftrightarrow z = {{3 + 8i} \over {4 - i}} = {{\left( {3 + 8i} \right)\left( {4 + i} \right)} \over {17}} = {{4 + 35i} \over {17}}\)
Vậy \(S = \left\{ {{{ - 1 + 5i} \over 2};{{4 + 35} \over {17}}} \right\}\)
\(c)\,{\left( {{z^2} + 1} \right)^2} + {\left( {z + 3} \right)^2} = {\left( {{z^2} + 1} \right)^2} - {\left[ {i\left( {z + 3} \right)} \right]^2}\)
\( = \left( {{z^2} + 1 + i\left( {z + 3} \right)} \right)\left( {{z^2} + 1 - i\left( {z + 3} \right)} \right) = 0\)
\(\Leftrightarrow\left[ \matrix{ {z^2} + 1 + i\left( {z + 3} \right) = 0\,\,\left( 1 \right) \hfill \cr {z^2} + 1 - i\left( {z + 3} \right) = 0\,\,\,\left( 2 \right) \hfill \cr} \right.\)
Phương trình (1) là phương trình bậc hai \({z^2} + iz + 1 + 3i = 0\);
\(\Delta = - 5 - 12i = {\left( {2 - 3i} \right)^2}\)
Phương trình có hai nghiệm là \({z_1} = 1 - 2i\) và \({z_2} = - 1 + i\).
Phương trình (2) là phương trình bậc hai \({z^2} - iz + 1 - 3i = 0\);
\(\Delta = - 5 + 12i = {\left( {2 + 3i} \right)^2}\)
Phương trình có hai nghiệm là \({z_3} = 1 + 2i\) và \({z_4} = - 1 - i\)
Vậy \(S = \left\{ {1 - 2i; - 1 + i;1 + 2i; - 1 - i} \right\}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 209 ôn tập chương IV - Số phức SGK Giải tích 12 Nâng cao. Câu 40: Xét các số phức...
Giải bài tập trang 210, 211 ôn tập chương IV- Số phức SGK Giải tích 12 Nâng cao. Câu 43: Phần thực của...
Giải bài tập trang 7 bài 1 khái niệm về khối đa diện SGK Hình học 12 Nâng cao. Câu 1: Chứng minh rằng nếu khối đa diện có các mặt là tam giác thì số mặt phải là số chẵn. Hãy chỉ ra những khối đa diện như thế với số mặt bằng 4, 6, 8, 10.
Giải bài tập trang 15 bài 2 phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện SGK Hình học 12 Nâng cao. Câu 6: Gọi Đ là phép đối xứng qua mặt phẳng (P) và a là một đường thẳng nào đó...