Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Toán 10 Cánh Diều

Chương 1. Mệnh đề toán học. Tập hợp

Giải bài tập 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 trang 19 sách giáo khoa Toán lớp 10 Cánh diều tập 1 - Bài tập cuối chương 1. Bài 2. Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó.

Bài 1 trang 19 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:

Phát biểu nào sau đây không là một mệnh đề toán học?

a) Tích của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.

b) Nếu \(\widehat {AMB} = {90^o}\) thì M nằm trên đường tròn đường kính AB.

c) Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh của nuốc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

d) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ

Phương pháp:

Mệnh đề toán học là một phát biểu, một khẳng định (có thể đúng hoặc sai) về một sự kiện trong toán học.

Lời giải:

Trong các phát biểu đã cho, có phát biểu a, b, d là các mệnh đề toán học vì nó khẳng định một sự kiện trong toán học, trong đó, phát biểu b là mệnh đề kéo theo.

Phát biểu ở câu c không phải mệnh đề toán học.

Bài 2 trang 19 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:

Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó.

A: “Đồ thị hàm số y = x là một đường thẳng”

B: “Đồ thị hàm số \(y = {x^2}\) không đi qua điểm A (3; 9)”

Lời giải:

+ A: “Đồ thị hàm số y = x là một đường thẳng”

Phủ định của mệnh đề A là mệnh đề \(\overline A \): “Đồ thị hàm số y = x không phải là một đường thẳng”.

Mệnh đề phủ định \(\overline A \) này là mệnh đề sai vì đồ thị của hàm số y = x là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

+ B: “Đồ thị hàm số \(y = {x^2}\) đi qua điểm A(3; 9)”

Phủ định của mệnh đề B là mệnh đề \(\overline B \): “Đồ thị của hàm số \(y = {x^2}\) không đi qua điểm A(3; 9)”.

Mệnh đề \(\overline B \) là mệnh đề đúng.

Thật vậy, thay tọa độ của điểm A(3; 9) vào hàm số \(y = {x^2}\)

Ta thấy 9 = 32.

Vậy đồ thị của hàm số \(y = {x^2}\) không đi qua điểm A(3; 9).

Vậy phủ định của mệnh đề B là mệnh đề đúng. 

Bài 3 trang 19 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:

Cho tứ giác ABCD. Lập mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) và xét tính đúng sai của mệnh đề đó với:

a) P: “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật”, Q: “Tứ giác ABCD là hình bình hành”

b) P: “Tứ giác ABCD là hình thoi”, Q: “Tứ giác ABCD là hình vuông”

Phương pháp:

Mệnh đề kéo theo (\(P \Rightarrow Q\)) có dạng: “Nếu P thì Q” hoặc cũng có thể là “P kéo theo Q”, “P suy ra Q”, “Vì P nên Q”.

Lời giải:

a) Mệnh đề P ⇒ Q: “Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì tứ giác ABCD là hình bình hành”. 

Mệnh đề kéo theo này là mệnh đề đúng vì ABCD là hình chữ nhật thì AB // CD và AB = CD nên ABCD là hình bình hành. 

b) Mệnh đề P ⇒ Q: “Nếu tứ giác ABCD là hình thoi thì tứ giác ABCD là hình vuông”.

Mệnh đề phủ định là là mệnh đề sai, thật vậy, ta có thể lấy một hình thoi không có góc nào là góc vuông thì hình thoi ấy không phải là hình vuông. 

Bài 4 trang 19 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:

Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau:

A: “\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} + 4x + 5 \ne 0\)”

B: “\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} + x \ge 1\)

C: “\(\exists x \in \mathbb{Z},2{x^2} + 3x - 2 = 0\)

D: “\(\exists x \in \mathbb{Z},{x^2} < x\)

Lời giải:

Phủ định của mệnh đề A là mệnh đề “\(\exists x \in \mathbb{R},{x^2} + 4x + 5 = 0\)

Phủ định của mệnh đề B là mệnh đề “\(\exists x \in \mathbb{R},{x^2} + x < 1\)

Phủ định của mệnh đề C là mệnh đề “\(\forall x \in \mathbb{Z},2{x^2} + 3x - 2 \ne 0\)

Phủ định của mệnh đề D là mệnh đề “\(\forall x \in \mathbb{Z},{x^2} \ge x\)

Bài 5 trang 19 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:

Dùng kí hiệu để viết mỗi tập hợp sau và biểu diễn mỗi tập hợp đó trên trục số:

a) \(A = \{ x \in \mathbb{R}| - 2 < x <  - 1\} \)

b) \(B = \{ x \in \mathbb{R}| - 3 \le x \le 0\} \)

c) \(C = \{ x \in \mathbb{R}|x \le 1\} \)

d) \(D = \{ x \in \mathbb{R}|x >  - 2\} \)

Lời giải:

a) \(A = \{ x \in \mathbb{R}| - 2 < x <  - 1\} \) =  (–2 ; – 1)

b) \(B = \{ x \in \mathbb{R}| - 3 \le x \le 0\} \)  = [– 3; 0]

c) \(C = \{ x \in \mathbb{R}|x \le 1\} \) = \(( - \infty ;1]\)

d) \(D = \{ x \in \mathbb{R}|x >  - 2\} \) = \((-2; - \infty )\)

Bài 6 trang 19 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:

Giải Bóng đá vô địch thế giới World Cup 2018 được tổ chức ở Liên bang Nga gồm 32 đội. Sau vòng thi đấu bảng, Ban tổ chức chọn ra 16 đội chia làm 8 cặp đấu loại trực tiếp. Sau vòng đấu loại trực tiếp đó, Ban tổ chức tiếp tục chọn ra 8 đội chia làm 4 cặp đấu loại trực tiếp ở vòng tứ kết. Gọi A là tập hợp 32 đội tham gia World Cup 2018, B là tập hợp 16 đội sau vòng thi đấu bảng, C là tập hợp 8 đội thi đấu vòng tứ kết.

a) Sắp xếp các tập hợp A, B, C theo quan hệ “\( \subset \)”.

b) So sánh hai tập hợp \(A \cap C\) và \(B \cap C\).

c) Tập hợp \(A\,{\rm{\backslash }}\,B\) gồm những đội bóng bị loại sau vòng đấu nào?

Phương pháp:

\(B \subset A\) nếu mọi phần tử của B đều là phần tử của tập hợp A

Lời giải:

a) Ta thấy 8 đội ở vòng đấu tứ kết được chọn từ 16 đội ở vòng đấu loại trực tiếp và 16 đội ở vòng loại trực tiếp được chọn từ 32 đội tham gia World Cup năm 2018. 

Do đó các phần tử thuộc tập hợp C đều thuộc tập hợp B và các phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A. 

Nên C là tập con của B và B là tập con của A. 

Vậy C ⊂ B ⊂ A.

b) Có C ⊂ A nên A ∩ C = C 

Lại có C ⊂ B nên B ∩ C = C 

Vậy A ∩ C = B ∩ C. 

c) Tập hợp A \ B là tập hợp các đội bóng thuộc A nhưng không thuộc B.

Mà A là tập hợp 32 đội tham gia World Cup năm 2018, B là tập hợp 16 đội sau vòng thi đấu bảng. 

Điều này có nghĩa là tập hợp A \ B gồm những đội bóng bị loại sau vòng thi đấu bảng. 

Bài 7 trang 19 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:

Cho hai tập hợp: \(A = [0;3]\), \(B = (2; + \infty )\). Xác định \(A \cap B,A \cup B,\)\(A\,{\rm{\backslash }}\,B,B\,{\rm{\backslash }}\,A,\mathbb{R}\,{\rm{\backslash }}\,B.\)

Lời giải:

+ Tập hợp \(A \cap B\) là tập hợp các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B 

Vậy \(A \cap B = [0;3] \cap (2; + \infty ) = (2;3]\)

+ Tập hợp \(A \cup B\) là tập hợp các phần tử thuộc A hoặc thuộc B

Vậy \(A \cup B = [0;3] \cup (2; + \infty ) = [0; + \infty )\) 

+ Tập hợp A \ B là tập hợp các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B

Vậy \(A\,{\rm{\backslash }}\,B = [0;3]\,{\rm{\backslash }}\,(2; + \infty ) = [0;2]\)

+ Tập hợp B \ A là tập hợp các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A

Vậy  \(B\,{\rm{\backslash }}\,A = (2; + \infty )\,{\rm{\backslash }}\,[0;3] = (3; + \infty )\)

+ Tập hợp ℝ">R\ B là tập hợp các số thực không thuộc tập hợp B

Vậy \(\mathbb{R}\,{\rm{\backslash }}\,B = \mathbb{R}\,{\rm{\backslash }}\,(2; + \infty ) = ( - \infty ;2]\)

Bài 8 trang 19 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:

Gọi E là tập nghiệm của phương trình \({x^2} - 2x - 3 = 0\).

G là tập nghiệm của phương trình \((x + 1)(2x - 3) = 0\)

Tìm \(P = E \cap G\).

Lời giải:

+ Ta có:

\({x^2} - 2x - 3 = 0 \Leftrightarrow (x + 1)(x - 3) = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 1\\x = 3\end{array} \right. \Rightarrow E = \{  - 1;3\} \)

+ Ta có: \((x + 1)(2x - 3) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 1\\x = \frac{3}{2}\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow G = \left\{ { - 1;\frac{3}{2}} \right\}\)

\( \Rightarrow P = E \cap G = \left\{ { - 1} \right\}\).

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải Toán 10 trang 24 Cánh diều tập 1

    Giải bài tập 1; 2; 3; 4; 5 trang 24 sách giáo khoa Toán lớp 10 Cánh diều tập 1 - Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Bài 2. Nửa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) ở mỗi Hình 7a, 7b, 7c là miền nghiệm của bất phương trình nào?

  • Giải Toán 10 trang 29 Cánh diều tập 1

    Giải bài tập 1; 2; 3; 4 trang 29 sách giáo khoa Toán lớp 10 Cánh diều tập 1 - Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Bài 4. Một phân xưởng sản xuất hai kiểu mũ. Thời gian để làm ra một chiếc mũ kiểu thứ nhất nhiều gấp hai lần thời gian làm ra chiếc mũ kiểu thứ hai.

  • Giải Toán 10 trang 30 Cánh diều tập 1

    Giải bài tập 1; 2; 3; 4; 5 trang 30 sách giáo khoa Toán lớp 10 Cánh diều tập 1 - Bài tập cuối chương 2. Bài 5. Một chuỗi nhà hàng ăn nhanh bán đồ ăn từ 10h00 sáng đến 22h00 mỗi ngày. Nhân viên phục vụ của nhà hàng làm việc theo hai ca, mỗi ca 8 tiếng, ca I từ 10h00 đến 18h00 và ca II từ 14h00 đến 22h00.

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác