Bài 1 trang 82 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:
Cho A, B, C là ba điểm thẳng hàng, B nằm giữa A và C. Viết các cặp vectơ cùng hướng, ngược hướng trong những vectơ sau: \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {BA} ,\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {CA} ,\overrightarrow {CB} .\)
Lời giải:
Do các vectơ đều nằm trên đường thẳng AB nên các vectơ này đều cùng phương với nhau.
Dễ thấy:
Các vectơ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {BC} \) cùng hướng (từ trái sang phải.)
Các vectơ \(\overrightarrow {BA} ,\overrightarrow {CA} ,\overrightarrow {CB} \) cùng hướng (từ phải sang trái.)
Do đó, các cặp vectơ cùng hướng là:
\(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AC} \); \(\overrightarrow {AC} \) và \(\overrightarrow {BC} \); \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {BC} \); \(\overrightarrow {BA} \) và \(\overrightarrow {CA} \); \(\overrightarrow {BA} \) và \(\overrightarrow {CB} \);\(\overrightarrow {BA} \) và \(\overrightarrow {CB} \).
Các cặp vectơ ngược hướng là:
\(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {BA} \); \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {CA} \); \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {CB} \);
\(\overrightarrow {AC} \) và \(\overrightarrow {BA} \); \(\overrightarrow {AC} \) và \(\overrightarrow {CA} \); \(\overrightarrow {AC} \) và \(\overrightarrow {CB} \);
\(\overrightarrow {BC} \) và \(\overrightarrow {BA} \); \(\overrightarrow {BC} \) và \(\overrightarrow {CA} \); \(\overrightarrow {BC} \) và \(\overrightarrow {CB} \);
Bài 2 trang 82 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:
Cho đoạn thẳng MN có trung điểm là I.
a) Viết các vectơ khác vectơ-không có điểm đầu, điểm cuối là một trong ba điểm M, N, I.
b) vectơ nào bằng \(\overrightarrow {MI} \)? Bằng \(\overrightarrow {NI} \)?
Phương pháp:
a) Liệt kê các vectơ tạo thành từ 3 điểm M, N, I (điểm đầu và điểm cuối không trùng nhau)
b) Trong các vectơ ở câu a, vectơ nào: Cùng hướng, cùng độ dài với vectơ \(\overrightarrow {MI} \) (tương ứng là \(\overrightarrow {NI} \)).
Lời giải:
a) Các vectơ cần tìm là: \(\overrightarrow {MI} ,\overrightarrow {IM} ,\overrightarrow {IN} ,\overrightarrow {NI} ,\overrightarrow {MN} ,\overrightarrow {NM} \).
b) Dễ thấy:
+) vectơ \(\overrightarrow {IN} \)cùng hướng với vectơ \(\overrightarrow {MI} \). Hơn nữa: \(|\overrightarrow {IN} |\; = IN = MI = \;|\overrightarrow {MI} |\)
\( \Rightarrow \overrightarrow {IN} = \overrightarrow {MI} \)
+) vectơ \(\overrightarrow {IM} \)cùng hướng với vectơ \(\overrightarrow {NI} \). Hơn nữa: \(|\overrightarrow {IM} |\; = IM = NI = \;|\overrightarrow {NI} |\)
\( \Rightarrow \overrightarrow {IM} = \overrightarrow {NI} \)
Vậy \(\overrightarrow {IN} = \overrightarrow {MI} \) và \(\overrightarrow {IM} = \overrightarrow {NI} \).
Bài 3 trang 82 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:
Cho hình thang ABCD có hai đáy là AB và CD. Tìm vectơ:
a) Cùng hướng với \(\overrightarrow {AB} \)
b) Ngược hướng với \(\overrightarrow {AB} \)
Lời giải:
ABCD là hình thang có hai đáy AB và CD nên AB // CD.
Trong các vectơ khác vectơ-không có điểm đầu, điểm cuối là một trong bốn điểm A, B, C, D, vectơ ngược hướng với vectơ \(\overrightarrow {AB} \) là vectơ \(\overrightarrow {BA} \) và vectơ \(\overrightarrow {CD} \) (do cùng phương và ngược chiều).
Bài 4 trang 82 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:
Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng 3cm. Tính độ dài của các vectơ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \).
Lời giải:
Hình vuông ABCD có cạnh bằng 3 cm nên AB = BC = CD = DA = 3 cm.
Tam giác ADC vuông tại D (tính chất hình vuông), áp dụng định lí Pythagore, ta có:
AC2 = AD2 + DC2 = 32 + 32 = 18
\( \Rightarrow \;|\overrightarrow {AC} |\, = 3\sqrt 2 \)
Độ dài vectơ \(\overrightarrow {AB} \) chính là độ dài đoạn thẳng AB nên \(|\overrightarrow {AB} |\, = 3;\) cm.
Độ dài vectơ \(\overrightarrow {AC} \) chính là độ dài đoạn thẳng AC nên \(|\overrightarrow {AC} |\, = 3\sqrt 2 \) cm.
Bài 5 trang 82 SGK Toán lớp 10 tập 1 Cánh diều:
Quan sát ròng rọc hoạt động khi dùng lực để kéo một đầu của ròng rọc. Chuyển động của các đoạn dây được mô tả bằng các vectơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c \)(Hình 47).
a) Hãy chỉ ra các cặp vectơ cùng phương.
b) Trong các cặp vectơ đó, cho biết chúng cùng hướng hay ngược hướng.
Lời giải:
a) Quan sát Hình 47 ta thấy giá của các vectơ \( \Rightarrow \) Ba vectơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c \) song song với nhau, do đó các cặp vectơ cùng phương là:
+ Vectơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b\);
+ Vectơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow c \) ;
+ Vectơ \(\overrightarrow b ,\overrightarrow c \) .
b) Quan sát hướng mũi tên, ta thấy:
+ Vectơ \(\overrightarrow a\) và \(\overrightarrow b\) ngược hướng;
+ Vectơ \(\overrightarrow a\) và \(\overrightarrow c\) cùng hướng;
+ Vectơ \(\overrightarrow b\) và \(\overrightarrow c\) ngược hướng.
Giabaitap.me
Giải bài tập 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trang 87 sách giáo khoa Toán lớp 10 Cánh diều tập 1 - Bài 4: Tổng và hiệu của hai vectơ.
Giải bài tập 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7 trang 92 sách giáo khoa Toán lớp 10 Cánh diều tập 1 - Bài 5: Tích của một số với một vectơ. Cho tam giác ABC. Các điểm D, E, H thỏa mãn
Giải bài tập 1 trang 97; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 trang 98 sách giáo khoa Toán lớp 10 Cánh diều tập 1 - Bài 6: Tích vô hướng của hai vectơ
Giải bài tập 1; 2; 3; 4; 5 trang 99; 6; 7; 8; 9 trang 100 sách giáo khoa Toán lớp 10 Cánh diều tập 1 - Bài tập cuối chương 4.