Bài 6 trang 68 Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10
Giải và biện luận theo tham số m các phương trình sau:
a) \(m(m - 6)x + m = - 8x + {m^2} - 2\)
b) \({{(m - 2)x + 3} \over {x + 1}} = 2m - 1\)
c) \({{(2m + 1)x - m} \over {x - 1}} = x + m\)
d) \({{(3m - 2)x - 5} \over {x - m}} = - 3\)
Gợi ý làm bài
a) Phương trình đã cho tương đương với phương trình
\(({m^2} - 6m + 8)x = {m^2} - m - 2\)
\( \Leftrightarrow (m - 2)(m - 4)x = (m + 1)(m - 2)\)
Kết luận
Với \(x \ne 2\) và \(x \ne 4\) , phương trình có nghiệm \(x = {{m + 1} \over {m - 4}}\)
Với m = 2, mọi số thực x đều là nghiệm của phương trình;
Với m = 4, phương trình vô nghiệm.
b)Điều kiện của phương trình là \(x \ne - 1\), ta có
\({{(m - 2)x + 3} \over {x + 1}} = 2m - 1\)
=> \((m - 2)x + 3 = (2m - 1)(x + 1)\)
=> \((m + 1)x = 4 - 2m\) (1)
Với m = -1 phương trình (1) vô nghiệm nên phương trình đã cho cũng vô nghiệm.
Với \(m \ne - 1\) phương tình (1) có nghiệm \(x = {{4 - 2m} \over {m + 1}}\)
Nghiệm này thỏa mãn điều kiện \(x \ne - 1\) khi và chỉ khi \({{4 - 2m} \over {m + 1}} \ne - 1\) hay \( - 2m + 4 \ne - m - 1 = > m \ne 5\)
Kết luận
Với m = -1 hoặc m = 5 phương trình vô nghiệm
Với \(m \ne - 1\) và \(m \ne 5\) phương trình có nghiệm là \(x = {{4 - 2m} \over {m + 1}}\)
c) Điều kiện của phương trình là \(x \ne 1\). Khi đó ta có
\({{(2m + 1)x - m} \over {x - 1}} = x + m\)
\( \Leftrightarrow (2m + 1)x - m = (x + m)(x - 1)\)
\( \Leftrightarrow {x^2} - (m + 2)x = 0\)
\( \Leftrightarrow x = 0,x = m + 2\)
Giá trị x = m +2 thỏa mãn điều kiện của phương trình khi \(m \ne - 1\)
Kết luận
Vậy với m = -1 phương trình có nghiệm duy nhất x = 0;
Với \(m \ne - 1\) phương trình có hai nghiệm x = 0 và x = m + 2.
d) Điều kiện của phương trình là \(x \ne m\). Khi đó ta có
\({{(3m - 2)x - 5} \over {x - m}} = - 3\)
\( \Leftrightarrow (3m - 2)x - 5 = - 3x + 3m\)
\( \Leftrightarrow (3m + 1)x = 3m + 5\)
Với \(m \ne - {1 \over 3}\) nghiệm của phương trình cuối là \(x = {{3m + 5} \over {3m + 1}}\)
Nghiệm này thỏa mãn điều kiện của phương trình khi và chỉ khi
\({{3m + 5} \over {3m + 1}} \ne m = > 3m + 5 \ne 3{m^2} + m\)
\( \Leftrightarrow 3{m^2} - 2m - 5 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne - 1\) và \(m \ne {5 \over 3}\)
Kết luận
Với \(m = - {1 \over 3}\) hoặc \(m = - 1\) hoặc \(m = {5 \over 3}\) phương trình vô nghiệm.
Với \(m \ne - {1 \over 3}\), \(m \ne - 1\) và \(m \ne {5 \over 3}\) phương trình có một nghiệm \(x = {{3m + 5} \over {3m + 1}}\)
Bài 7 trang 68 Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10
Cho phương trình
\((m + 2){x^2} + (2m + 1)x + 2 = 0\).
a) Xác định m để phương trình có hai nghiệm trái dấu và tổng hai nghiệm bằng -3.
b) Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm kép? Tìm nghiệm kép đó.
Gợi ý làm bài
a) Phương trình có hai nghiệm trái dấu khi và chỉ khi \(m \ne - 2\) \({2 \over {m + 2}} < 0\) suy ra m < -2.
Tổng của hai nghiệm bằng -3 khi \( - {{2m + 1} \over {m + 2}} = - 3 = > m = - 5\) thỏa mãn điều kiện m < -2.
Đáp số: m = -5.
b) Phương trình có nghiệm kép khi \(m \ne - 2\) và ∆ = 0.
\(\Delta = {(2m + 1)^2} - 8(m + 2) = 4{m^2} - 4m - 15\)
\(\Delta = 0 \Leftrightarrow m = {5 \over 2}\) hoặc \(m = - {3 \over 2}\)
Khi \(m = {5 \over 2}\) nghiệm kép của phương trình là \(x = - {{2m + 1} \over {m + 2}} = - {2 \over 3}\)
Khi \(m = - {3 \over 2}\) nghiệm kép của phương trình là x = 2.
Bài 8 trang 68 Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10
Cho phương trình \(9{x^2} + 2({m^2} - 1)x + 1 = 0\)
a) Chứng tỏ rằng với m > 2 phương trình có hai nghiệm phân biệt âm.
b) Xác định m để phương trình có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\)mà \({x_1} + {x_2} = - 4\)
Gợi ý làm bài
a) Ta có:
\(\Delta ' = {({m^2} - 1)^2} - 9 = ({m^2} + 2)({m^2} - 4) = ({m^2} + 2)(m + 2)(m - 2)\)
Với m > 2 thì \(\Delta ' = > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2}\)
Vì \({x_1}.{x_2} = {1 \over 9} > 0\) nên hai nghiệm cùng dấu. Hơn nữa
\({x_1} + {x_2} = - {{2({m^2} - 1)} \over 9} < 0\) với mọi m > 2 nên hai nghiệm đều âm.
b) Ta có \({{ - 2({m^2} - 1)} \over 9} = - 4 \Leftrightarrow {m^2} = 19 \Leftrightarrow m = \pm \sqrt {19} \)
Với \(m = \pm \sqrt {19} \) thì \(\Delta ' > 0\)
Đáp số \(m = \pm \sqrt {19} \)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 69 bài 2 phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10. Câu 9: Cho phương trình bậc hai với tham số m...
Giải bài tập trang 75, 76 bài 3 phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10. Câu 12: Giải các hệ phương trình...
Giải bài tập trang 76 bài 3 phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10. Câu 16: Giải các hệ phương trình sau bằng máy tính bỏ túi...
Giải bài tập trang 77 bài ôn tập chương III Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10. Câu 19: Hãy viết điều kiện của mỗi phương trình ...