Bài 1 trang 20 SGK Toán lớp 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
a) \(A = \{ x \in \mathbb{Z}|\;|x|\; < 5\} \)
b) \(B = \{ x \in \mathbb{R}|\;2{x^2} - x - 1 = 0\} \)
c) \(C = \{ x \in \mathbb{N}\;|x\) có hai chữ số\(\} \)
Trả lời:
a) A là tập hợp các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 5.
\(A = \{ - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3;4\} \)
b) B là tập hợp các nghiệm thực của phương trình \(2{x^2} - x - 1 = 0.\)
\(B = \{ 1; - \frac{1}{2}\} \)
c) C là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số.
\(C = \{ 10;11;12;13;...;99\} \)
Bài 2 trang 21 SGK Toán lớp 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Viết các tập hợp sau đây dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử:
a) Tập hợp \(A = \{1;2;3;6;9;18\} \)
b) Tập hợp \(B\) các nghiệm của bất phương trình \(2x+1>0\)
c) Tập hợp \(C\) các nghiệm của phương trình \(2x-y=6\)
Trả lời:
a) A là tập hợp các ước nguyên dương của 18.
\(A = \{x \in \mathbb N | x \in U(18)\} \)
b) \(B = \{x \in \mathbb R | 2x+1>0\} \)
c) C là tập hợp các cặp số (x;y) thỏa mãn \(2x-y=6\).
\(C = \{(x;y)| 2x-y=6\} \)
Bài 3 trang 21 SGK Toán lớp 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Trong mỗi cặp tập hợp sau đây, tập hợp nào là tập con của tập còn lại? Chúng có bằng nhau không?
a) \(A = \{ x \in \mathbb{N}|\;x < 2\} \) và \(B = \{ x \in \mathbb{R}|\;{x^2} - x = 0\} \)
b) C là tập hợp các hình thoi và D là tập hợp các hình vuông
c) \(E = ( - 1;1]\) và \(F = ( - \infty ;2]\)
Phương pháp:
\(A \subset B\) nếu mọi phần tử của A đều là phần tử của B.
\(A = B\) nếu \(A \subset B\) và \(B \subset A\)
Trả lời:
a) \(A = \{ x \in \mathbb{N}|\;x < 2\} = \{ 0;1\} \) và \(B = \{ x \in \mathbb{R}|\;{x^2} - x = 0\} = \{ 0;1\} \)
Vậy A = B, A là tập con của tập B và ngược lại.
b) D là tập hợp con của C vì: Mỗi hình vuông đều là một hình thoi đặc biệt: hình thoi có một góc vuông.
\(C \ne D\) vì có nhiều hình thoi không là hình vuông, chẳng hạn:
c) \(E = ( - 1;1] = \left\{ {x \in \mathbb{R}|\; - 1 < x \le 1} \right\}\) và \(F = ( - \infty ;2] = \left\{ {x \in \mathbb{R}|\;x \le 2} \right\}\)
E là tập con của F vì \( - 1 < x \le 1 \Rightarrow x \le 2\) .
\(E \ne F\) vì \( - 3 \in F\)nhưng \( - 3 \notin E\)
Bài 4 trang 21 SGK Toán lớp 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Hãy viết tất cả các tập con của tập hợp \(B = \{ 0;1;2\} .\)
Phương pháp:
Lần lượt liệt kê các tập hợp hợp con có: 0,1,2,3 phần tử của B.
Trả lời:
Tập con không có phần tử nào: \(\emptyset \) (tập hợp rỗng) ;
Tập con có một phần tử: {0}, {1}, {2}.
Tập con có hai phần tử: {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}.
Tập con có ba phần tử: {0; 1; 2}.
Vậy tập tất cả các tập hợp con của tập hợp B là: \(\emptyset \), {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}, {0; 1; 2}.
Bài 5 trang 21 SGK Toán lớp 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Dùng các kí hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng để viết các tập hợp sau đây:
a) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\; - 2\pi < x \le 2\pi } \right\}\)
b) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\;\left| x \right| \le \sqrt 3 } \right\}\)
c) \(\{ x \in \mathbb{R}|\;x < 0\} \)
d) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\;1 - 3x \le 0} \right\}\)
Phương pháp:
Trả lời:
a) Nửa khoảng \(\left( {\left. { - 2\pi ;2\pi } \right]} \right.\)
b) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\;\left| x \right| \le \sqrt 3 } \right\} = \left\{ {x \in \mathbb{R}|\; - \sqrt 3 \le x \le \sqrt 3 } \right\}\)
Đoạn \(\left[ {\left. { - \sqrt 3 ;\sqrt 3 } \right]} \right.\)
c) Khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\)
d) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\;1 - 3x \le 0} \right\} = \left\{ {x \in \mathbb{R}|\;x \ge \frac{1}{3}} \right\}\)
Nửa khoảng \(\left. {\left[ {\frac{1}{3}; + \infty } \right.} \right)\)
Giaobaitap.me
Giải bài tập trang 25 Bài 3: Các phép toán trên tập hợp - SGK Toán 10 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài 4 : Cho A và B là hai tập hợp bất kì. Trong mỗi cặp tập hợp sau đây, tập hợp nào là tập con của tập hợp còn lại?
Giải bài tập trang 27 Bài tập cuối chương 1 - SGK Toán 10 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài 1 : Xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề sau:
Giải bài tập trang 32 - SGK Toán 10 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Bài 1 : Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn x - 2y + 6 > 0. a) (0 ; 0) có phải là một nghiệm của bất phương trình đã cho không ?
Giải Toán 10 trang 37, 38 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Bài 2 : Một nhà máy sản xuất hai loại thuốc trừ sâu nông nghiệp là A và B. Cứ sản xuất mỗi thùng loại A thì nhà máy thải ra 0,25 kg khí cacbon dioxide