Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Toán 10 Chân trời sáng tạo

Chương 2. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Giải Toán 10 trang 37, 38 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Bài 2 : Một nhà máy sản xuất hai loại thuốc trừ sâu nông nghiệp là A và B. Cứ sản xuất mỗi thùng loại A thì nhà máy thải ra 0,25 kg khí cacbon dioxide

Bài 1 trang 37 SGK Toán lớp 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Biểu diễn miền nghiệm của mỗi hệ bất phương trình sau:

a) \(\left\{ \begin{array}{l}x + y - 3 \ge 0\\x \ge 0\\y \ge 0\end{array} \right.\)

b) \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y < 0\\x + 3y >  - 2\\y - x < 3\end{array} \right.\)

c) \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 1\\x \le 4\\x + y - 5 \le 0\\y \ge 0\end{array} \right.\)

Phương pháp: 

Biểu diễn từng miền nghiệm của mỗi bất phương trình trên cùng một mặt phẳng Oxy

Trả lời: 

a) Hệ bất phương trình 

Biểu diễn miền nghiệm của từng bất phương trình trên mặt phẳng Oxy.

Xác định miền nghiệm D1của bất phương trình x + y - 3  ≥ 0:

Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng d: x + y – 3 = 0, ta có: 0 + 0 – 3 = -3 < 0. Do đó miền nghiệm của bất phương trình x + y - 3  ≥ 0 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d1(kể cả đường thẳng d1) và không chứa gốc tọa độ O(0; 0) (như hình 5)

Xác định miền nghiệm D2 của bất phương trình x ≥ 0  là nửa mặt phẳng bên phải trục Oy và kể cả bờ Oy (như hình 5).

Xác định miền nghiệm D3của bất phương trình y ≥ 0  là nửa mặt phẳng bên trên trục Ox và kể cả bờ Ox (như hình 5).

Vậy, miền không tô màu (bao gồm cả các bờ) trong hình 5 là phần giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

b) Hệ bất phương trình 

- Xác định miền nghiệm D1 của bất phương trình x - 2y < 0:

Lấy điểm A(0; 1) không thuộc đường thẳng d1: x – 2y = 0, ta có: 0 – 2.1 = -2 < 0. Do đó miền nghiệm Dlà nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d1 (không kể đường thẳng d1) và chứa điểm A (0; 1) (như hình 6).

- Xác định miền nghiệm D2 của bất phương trình x + 3y > -2:

Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng d2: x + 3y = - 2, ta có: 0 + 3.0 = 0 > - 2. Do đó miền nghiệm D2 là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d2(không kể đường thẳng d2) và chứa gốc tọa độ O (như hình 6).

Xác định miền nghiệm D3 của bất phương trình y – x  < 3:

Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng d2: x + 3y = - 2, ta có: 0 + 3.0 = 0 > - 2.

Miền nghiệm của bất phương trình y – x  < 3 là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng y – x  = 3 (không kể  bờ) và chứa gốc tọa độ O (như hình 6)

Vậy, miền không tô màu (không bao gồm cả các bờ) trong hình 6 là phần giao các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

c) Hệ bất phương trình 

Biểu diễn miền nghiệm của từng bất phương trình trên mặt phẳng Oxy.

- Miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 1 là nửa mặt phẳng kể cả bờ x = 1 và không chứa gốc tọa độ O (như hình 7)

- Miền nghiệm của bất phương trình x ≤ 4 là nửa mặt phẳng kể cả bờ x = 4 và chứa gốc tọa độ O (như hình 7).

- Miền nghiệm của bất phương trình x + y – 5 ≤ 0  là nửa mặt phẳng kể cả bờ x  + y – 5 = 0  và chứa gốc tọa độ O (như hình 7).

- Miền nghiệm của bất phương trình y ≥ 0  là nửa mặt phẳng bên trên trục Ox và kể cả bờ Ox (như hình 7).

Vậy, miền không tô màu (miền tứ giác ABCD, bao gồm cả các cạnh) trong hình 7 là phần giao các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác