Câu 1 trang 109 SGK Đại số 10 nâng cao
Chứng minh rằng, nếu \(a > b\) và \(ab > 0\); \({1 \over a} < {1 \over b}\)
Giải
Ta có:
\({1 \over a} < {1 \over b} \Leftrightarrow {1 \over b} - {1 \over a} > 0 \Leftrightarrow {{a - b} \over {ab}} > 0\) ( đúng vì \(a – b > 0\) và \(ab > 0\))
Vậy \({1 \over a} < {1 \over b}\)
Câu 2 trang 109 SGK Đại số 10 nâng cao
Chứng minh rằng nửa chu vi của tam giác lớn hơn mỗi cạnh của tam giác đó.
Đáp án
Gọi a, b, c là ba cạnh của một tam giác
Nửa chu vi của tam giác đó là \(p = {{a + b + c} \over 2}\)
Ta có:
\(p - a = {{a + b + c - 2a} \over 2} = {{b + c - a} \over 2}\)
Vì \(b + c > a\) nên \(p > a\)
Chứng minh tương tự, ta có: \(p > b\) và \(p > c\)
Câu 3 trang 109 SGK Đại số 10 nâng cao
Chứng minh rằng a2 + b2 + c2 ≥ ab + bc + ca với mọi số thực a, b, c.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c.
Giải
Ta có:
a2 + b2 + c2 ≥ ab + bc + ca
⇔ a2 + b2 + c2 – ab – bc – ca ≥ 0
⇔ 2a2 + 2b2 + 2c2 - 2ab - 2bc - 2ca ≥ 0
⇔ (a - b)2 + (b - c)2 + (c - a)2 ≥ 0 (luôn đúng)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a – b = b – c = c – a = 0, tức là a = b = c
Câu 4 trang 109 SGK Đại số 10 nâng cao
Hãy so sánh các kết quả sau đây:
a) \(\sqrt {2000} + \sqrt {2005} \) và \(\sqrt {2002} + \sqrt {2003} \) (không dùng bảng số hoặc máy tính)
b) \(\sqrt {a + 2} + \sqrt {a + 4} \) và \(\sqrt a + \sqrt {a + 6} \,\,(a \ge 0)\)
Đáp án
a) Giả sử: \(\sqrt {2000} + \sqrt {2005} \, < \sqrt {2002} + \sqrt {2003} \,\,\,\,\,(1)\)
Ta có:
\(\eqalign{
& (1) \Leftrightarrow \,{(\sqrt {2000} + \sqrt {2005} )^2}\, < {(\sqrt {2002} + \sqrt {2003} \,)^2} \cr
& \Leftrightarrow 4005 + 2\sqrt {2000.2005} < 4005 + 2\sqrt {2002.2003} \cr
& \Leftrightarrow 2000.2005 < 2002.2003 \cr
& \Leftrightarrow 2000.2005 < (2000 + 2)(2005 - 2) \cr
& \Leftrightarrow 2000.2005 < 2000.2005 + 6 \cr} \)
Ta thấy kết quả suy ra luôn đúng.
Do đó: \(\sqrt {2000} + \sqrt {2005} < \sqrt {2002} + \sqrt {2003} \)
b) Giả sử:
\(\sqrt {a + 2} + \sqrt {a + 4} ≤ \sqrt a + \sqrt {a + 6} \,\,(a \ge 0)\) (2)
Ta có:
\(\eqalign{
& (2) \Leftrightarrow {(\sqrt {a + 2} + \sqrt {a + 4} )^2} \le {(\sqrt a + \sqrt {a + 6} )^2} \cr
& \Leftrightarrow 2a + 6 + 2\sqrt {(a + 2)(a + 4)} \le 2a \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;+ 6 + 2\sqrt {a(a + 6)} \cr
& \Leftrightarrow (a + 2)(a + 4) \le a(a + 6) \cr
& \Leftrightarrow {a^2} + 6a + 8 \le {a^2} + 6a \cr
& \Leftrightarrow 8 \le 0 \cr} \)
Ta thấy : \(8 ≤ 0\) là vô lý
Vậy \(\sqrt {a + 2} + \sqrt {a + 4} > \sqrt a + \sqrt {a + 6} \,\,(a \ge 0)\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 110 bài 1 bất đẳng thức và chứng minh bất đẳng thức SGK Đại số 10 nâng cao. Câu 5: Chứng minh rằng...
Giải bài tập trang 110 bài 1 bất đẳng thức và chứng minh bất đẳng thức SGK Đại số 10 nâng cao. Câu 9: Chứng minh rằng nếu...
Giải bài tập trang 110, 112 bài 1 bất đẳng thức và chứng minh bất đẳng thức SGK Đại số 10 nâng cao. Câu 13: Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số...
Giải bài tập trang 112 bài 1 bất đẳng thức và chứng minh bất đẳng thức SGK Đại số 10 nâng cao. Câu 17: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức...