Bài 3.1 trang 51 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1
Tính góc chưa biết của các tứ giác trong Hình 3.8.
Phương pháp:
Áp dụng định lí tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^0\)
Lời giải:
• Hình 3.8a)
Xét tứ giác ABCD có:
\(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^o}\)
Hay \(90°+90°+\widehat C+90°=360°\)
Khi đó \(\widehat C\)+270°=360°
Do đó \(\widehat C\)=360°−270°=90°.
Vậy \(\widehat C\)=90°
• Hình 3.8b)
Vì \(\widehat {{\rm{VUS}}}\) và \(\widehat {VUx}\) là hai góc kề bù nên ta có: \(\widehat {{\rm{VUS}}} + \widehat {VUx} = {180^o}\)
Hay \(\widehat {{\rm{VUS}}}\)+60°=180°
Suy ra \(\widehat {{\rm{VUS}}}\)=180°−60°=120°
Vì \(\widehat {US{\rm{R}}}\)và \(\widehat {USy}\)là hai góc kề bù nên ta có: \(\widehat {US{\rm{R}}} + \widehat {USy} = {180^o}\)
Hay \(\widehat {US{\rm{R}}}\)+110°=180o
Suy ra \(\widehat {US{\rm{R}}}\) =180°−110°=70°
Do đó \(\widehat {US{\rm{R}}}\)=70°
Xét tứ giác VUSR có:
\(\widehat V + \widehat {{\rm{VUS}}} + \widehat {V{\rm{SR}}} + \widehat R = {360^o}\)
Hay 90°+120°+70°+\(\widehat R\)=360°
Khi đó 280°+\(\widehat R\)=360°
Do đó \(\widehat R\)=360°−280°=80°
Vậy \(\widehat R\)=80°
Bài 3.2 trang 51 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1
Tính góc chưa biết của tứ giác trong Hình 3.9. Biết rằng \(\widehat H\)=\(\widehat E\)+10o
Phương pháp:
Áp dụng định lí tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^0\)
Lời giải:
Áp dụng định lí tổng bốn góc trong một tứ giác vào tứ giác HEFG, ta có:
Bài 3.3 trang 51 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1
Tứ giác ABCD trong Hình 3.10 có AB = AD, CB = CD, được gọi là hình “cái diều”.
a) Chứng minh rằng AC là đường trung trực của đoạn thẳng BD.
b) Tính các góc B, D biết rằng \(\widehat A\)=100°,\(\widehat C\)=60°
Phương pháp:
Áp dụng định lí tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^0\)
Lời giải:
a) Nối AC, BD (như hình vẽ
Ta có AB = AD hay hai điểm A cách đều hai đầu mút B và D;
CB = CD hay hai điểm C cách đều hai đầu mút B và D;
Do đó, hai điểm A và C cách đều hai đầu mút B và D.
Vậy AC là đường trung trực của đoạn thẳng BD.
b) Gọi I là giao điểm của AC và BD.
Vì AC là đường trung trực của đoạn thẳng BD nên AC ⊥ BD.
• Xét tam giác ABD cân tại A (vì AB = AD) có AI là đường cao (vì AI ⊥ BD)
Nên AI cũng là tia phân giác của \(\widehat {BA{\rm{D}}}\) hay \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\)
Suy ra \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}} = \widehat {B{\rm{D}}A}:2 = {100^o}:2 = {50^o}\)
• Xét tam giác BCD cân tại C (vì BC = CD) có CI là đường cao (vì AC ⊥ BD)
Nên CI cũng là tia phân giác của \(\widehat {BC{\rm{D}}}\) hay \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}}\)
Suy ra \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}} = \widehat {BC{\rm{D}}}:2 = {60^o}:2 = {30^o}\)
• Xét tam giác ACD có: \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{C_1}} + \widehat {A{\rm{D}}C} = {180^o}\) (định lí tổng ba góc trong một tam giác).
Hay 50°+30°+\(\widehat {A{\rm{D}}C}\)=180°
Suy ra \(\widehat {A{\rm{D}}C}\)=180°−50°−30°=100°
Xét tứ giác ABCD có:
\(\widehat {BA{\rm{D}}} + \widehat {ABC} + \widehat {BC{\rm{D}}} + \widehat {A{\rm{D}}C} = {360^o}\)(định lí tổng bốn góc của một tứ giác).
Hay 100°+\(\widehat {ABC}\)+60°+100°=360°
Suy ra \(\widehat {ABC}\)+260°=360o
Do đó \(\widehat {ABC}\)=360°−260°=100o
Vậy \(\widehat {ABC}\)=100° ;\(\widehat {A{\rm{D}}C}\)=100°
Giaibaitap.me
Giải bài tập Toán 8 trang 55 Bài 11. Hình thang cân SGK toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Vẽ hình thang cân ABCD (AB // CD) biết đáy lớn CD dài 4 cm, cạnh bên dài 2 cm và đường chéo dài 3 cm.
Giải bài tập Toán 8 trang 56 Luyện tập chung SGK toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với BC, CA, AB lần lượt cắt AB, BC, CA tại các điểm P, Q, R.
Giải bài tập Toán 8 trang 33 Bài 12. Hình bình hành SGK toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB, CD. Chứng minh BF = DE.
Giải bài tập Toán 8 trang 63 Luyện tập chung SGK toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Cho hình bình hành ABCD. Lấy điểm M thuộc cạnh AB và điểm N thuộc cạnh CD sao cho AM = CN. Chứng minh rằng: