Bài 1.30 trang 24 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1
a) Tìm đơn thức M biết rằng \(\dfrac{7}{3}{x^3}{y^2}:M = 7x{y^2}\)
b) Tìm đơn thức N biết rằng \(N:0,5x{y^2}z = - xy\)
Phương pháp:
Muốn chia (nhân) đơn thức A cho đơn thức B, ta làm như sau:
+ Chia (nhân) hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
+ Chia (nhân) lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.
+ Nhân các kết quả tìm được với nhau.
Lời giải:
a)
\(\begin{array}{l}\dfrac{7}{3}{x^3}{y^2}:M = 7x{y^2}\\ \Rightarrow M = \dfrac{7}{3}{x^3}{y^2}:7x{y^2} = \left( {\dfrac{7}{3}:7} \right).\left( {{x^3}:x} \right).\left( {{y^2}:{y^2}} \right) = \dfrac{1}{3}{x^2}\end{array}\)
b)
\(\begin{array}{l}N:0,5x{y^2}z = - xy\\ \Rightarrow N = \left( { - xy} \right).0,5x{y^2}z = \left( { - 0,5} \right).\left( {x.x} \right).\left( {y.{y^2}} \right).z = - 0,5{x^2}{y^3}z\end{array}\)
Bài 1.31 trang 24 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1
Cho đa thức \(A = 9x{y^4} - 12{x^2}{y^3} + 6{x^3}{y^2}\). Với mỗi trường hợp sau đây, xét xem A có chia hết cho đơn thức B hay không? Thực hiện phép chia trong trường hợp A chia hết cho B.
a) \(B = 3{x^2}y\)
b) \(B = - 3x{y^2}\)
Phương pháp:
Xét từng hạng tử của A có chia hết cho B hay không.
Đơn thức A chia hết cho đơn thức B nếu mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.
Lời giải:
a) Đa thức A = 9xy4 – 12x2y3 + 6x3y2 không chia hết cho đơn thức B = 3x2y vì đơn thức 9xy4 không chia hết cho 3x2y.
Do đó, đa thức A = 9xy4 – 12x2y3 + 6x3y2 không chia hết cho đơn thức B = 3x2y.
b) Đa thức A = 9xy4 – 12x2y3 + 6x3y2 chia hết cho đơn thức B = −3xy2.
Ta có: A : B = 9xy4 : (−3xy2) – 12x2y3 : (−3xy2) + 6x3y2 : (−3xy2)
= −3y2 + 4xy − 2x2.
Bài 1.32 trang 24 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1
Thực hiện phép chia \(\left( {7{y^5}{z^2} - 14{y^4}{z^3} + 2,1{y^3}{z^4}} \right):\left( { - 7{y^3}{z^2}} \right)\)
Phương pháp:
Muốn chia đa thức A cho đơn thức B ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
Lời giải:
\(\begin{array}{l}\left( {7{y^5}{z^2} - 14{y^4}{z^3} + 2,1{y^3}{z^4}} \right):\left( { - 7{y^3}{z^2}} \right)\\ = 7{y^5}{z^2}:\left( { - 7{y^3}{z^2}} \right) - 14{y^4}{z^3}:\left( { - 7{y^3}{z^2}} \right) + 2,1{y^3}{z^4}:\left( { - 7{y^3}{z^2}} \right)\\ = - {y^2} + 2yz - 0,3{z^2}\end{array}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập Toán 8 trang 25, 26 Luyện tập chung SGK toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Bà Khanh dự định mua x hộp sữa, mỗi hộp giá y đồng. Nhưng khi đến cửa hàng, bà Khanh thấy giá sữa giảm 1 500 đồng mỗi hộp nên quyết định mua thêm 3 hộp nữa.
Giải bài tập Toán 8 trang 27, 28 Bài tập cuối chương 1 SGK toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Một đa thức hai biến bậc hai thu gọn có thể có nhiều nhất. a) Bao nhiêu hạng tử bậc hai? Cho ví dụ.
Giải bài tập Toán 8 trang 33 Bài 6. Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu SGK toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Viết các biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:
Giải bài tập Toán 8 trang 36 Bài 7. Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu SGK toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Viết các biểu thức sau dưới dạng lập phương của một tổng hoặc một hiệu.