Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải SGK Toán 8 Kết Nối Tri Thức

CHƯƠNG 1. ĐA THỨC

Giải bài tập Toán 8 trang 17, 18 Luyện tập chung SGK toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Từ một miếng bìa, người ta cắt ra hai hình tròn có bán kính x centimet và y centimet. Tìm biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của miếng bìa, nếu biết miếng bìa có hình dạng gồm hai hình vuông ghép lại và có kích thước (centimet) như Hình 1.2.

Bài 1.18 trang 17 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1

Cho các biểu thức:

\(\dfrac{4}{5}x;\left( {\sqrt 2  - 1} \right)xy; - 3x{y^2};\dfrac{1}{2}{x^2}y;\dfrac{1}{x}{y^3}; - xy + \sqrt 2 ;\dfrac{{ - 3}}{2}{x^2}y;\dfrac{{\sqrt x }}{5}.\)

a) Trong các biểu thức đã cho, biểu thức nào là đơn thức? Biểu thức nào không là đơn thức?

b) Hãy chỉ ra hệ số và phần biến của mỗi đơn thức đã cho.

c) Viết tổng tất cả các đơn thức trên để được một đa thức. Xác định bậc của đa thức đó.

Phương pháp:

a) Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc biến, hoặc tích của những số và biến.

b) Trong đơn thức thu gọn:

+) Hệ số là phần số.

+) Phần biến là phần còn lại trong đơn thức (không là phần số)

+) Tổng số mũ của các biến trong đơn thức có hệ số khác 0 là bậc của đơn thức.

c) Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

Lời giải:

a) Các đơn thức là: \(\dfrac{4}{5}x;\left( {\sqrt 2  - 1} \right)xy; - 3x{y^2};\dfrac{1}{2}{x^2}y;\dfrac{{ - 3}}{2}{x^2}y.\)

b) +Xét đơn thức \(\dfrac{4}{5}x\) có hệ số là \(\dfrac{4}{5}\), phần biến là \(x\).

+Xét đơn thức \(\left( {\sqrt 2  - 1} \right)xy\) có hệ số là \(\sqrt 2  - 1\), phần biến \(xy\).

+Xét đơn thức \( - 3x{y^2}\) có hệ số là \( - 3\), phần biến là \(x{y^2}\).

+Xét đơn thức \(\dfrac{1}{2}{x^2}y\) có hệ số là \(\dfrac{1}{2}\), phần biến \({x^2}y\).

+Xét đơn thức \( - \dfrac{3}{2}{x^2}y\) có hệ số là \( - \dfrac{3}{2}\), phần biến \({x^2}y\).

c) Tổng các đơn thức trên là đa thức:

\(\begin{array}{l}\dfrac{4}{5}x + \left( {\sqrt 2  - 1} \right)xy + \left( { - 3x{y^2}} \right) + \dfrac{1}{2}{x^2}y + \dfrac{{ - 3}}{2}{x^2}y\\ = \dfrac{4}{5}x + \left( {\sqrt 2  - 1} \right)xy - 3x{y^2} + \left( {\dfrac{1}{2} + \dfrac{{ - 3}}{2}} \right){x^2}y\\ = \dfrac{4}{5}x + \left( {\sqrt 2  - 1} \right)xy - 3x{y^2} - {x^2}y\end{array}\)

Bậc của đa thức trên là 1 + 2 = 3.

Bài 1.19 trang 18 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1

Trong một khách sạn có hai bể bơi dạng hình hộp chữ nhật. Bể thứ nhất có chiều sâu là 1,2 m, đáy là hình chữ nhật có chiều dài x mét, chiều rộng y mét. Bể thứ hai có chiều sâu là 1,5 m, hai kích thước đáy gấp 5 lần hai kích thước đáy của bể thứ nhất.

a) Hãy tìm đơn thức (hai biến x và y) biểu thị số mét khối nước cần có để bơm đầy cả hai bể bơi.

b) Tính lượng nước bơm đầy hai bể nếu x=5 m, y=3 m.

Phương pháp:

a) Thể tích hình hộp chữ nhật = Chiều cao. Chiều dài. Chiều rộng.

b) Bước 1: Viết biểu thức biểu thị tổng thể tích cả 2 bể.

Bước 2: Thay x=5, y=3, tính giá trị biểu thức trên.

Lời giải:

a) Bể thứ hai có đáy là hình chữ nhật có chiều dài 5x mét và chiều rộng là 5y mét.

Số mét khối nước cần có để bơm đầy cả hai bể bơi là thể tích nước chứa được ở hai bể bơi.

Biểu thức biểu thị số mét khối nước cần có để bơm đầy bể thứ nhất là: 1,2xy (m3).

Biểu thức biểu thị số mét khối nước cần có để bơm đầy bể thứ hai là:

1,5 . 5x . 5y = 37,5xy (m3).

Do đó, biểu thức biểu thị số mét khối nước cần có để bơm đầy cả hai bể bơi là:

1,2xy + 37,5xy = 38,7xy (m3).

b) Khi x = 5 m, y = 3 m, lượng nước cần có để bơm đầy hai bể là”

V = 38,7 . 5 . 3 = 580,5 (m3).

Bài 1.20 trang 18 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1

Tìm bậc của mỗi đa thức sau rồi tính giá trị của chúng tại x = 1; y = -2.

\(\begin{array}{l}P = 5{x^4} - 3{x^3}y + 2x{y^3} - {x^3}y + 2{y^4} - 7{x^2}{y^2} - 2x{y^3};\\Q = {x^3} + {x^2}y + x{y^2} - {x^2}y - x{y^2} - {x^3}.\end{array}\)

Phương pháp:

Bước 1: Thu gọn đa thức: Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp các hạng tử đồng dạng với nhau rồi thu gọn.

Bước 2: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

Lời giải:

\(\begin{array}{l}P = 5{x^4} - 3{x^3}y + 2x{y^3} - {x^3}y + 2{y^4} - 7{x^2}{y^2} - 2x{y^3}\\ = 5{x^4} + 2{y^4} + \left( { - 3{x^3}y - {x^3}y} \right) + \left( {2x{y^3} - 2x{y^3}} \right) - 7{x^2}{y^2}\\ = 5{x^4} + 2{y^4} - 4{x^3}y - 7{x^2}{y^2}\\Q = {x^3} + {x^2}y + x{y^2} - {x^2}y - x{y^2} - {x^3}\\ = \left( {{x^3} - {x^3}} \right) + \left( {{x^2}y - {x^2}y} \right) + \left( {x{y^2} - x{y^2}} \right)\\ = 0\end{array}\)

Do đó, bậc của đa thức P là 4; đa thức Q không có bậc.

Tại x = 1; y = -2, ta có:

 \(\begin{array}{l}P = 5.{1^4} + 2{(-2)^4} - 4.{1^3}(-2) - 7.{1^2}{(-2)^2}\\=5+2.16-4.(-2)-7.4=5+32+8-28\\=17\end{array}\)

\(Q = 0\)

Bài 1.21 trang 18 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1

Cho hai đa thức:

\(A = 7xy{z^2} - 5x{y^2}z + 3{x^2}yz - xyz + 1;B = 7{x^2}yz - 5x{y^2}z + 3xy{z^2} - 2.\)

a) Tìm đa thức C sao cho A-C=B;

b) Tìm đa thức D sao cho A+D=B;

c) Tìm đa thức E sao cho E-A=B;

Phương pháp:

Sử dụng bài toán ngược tìm C,D,E. Sau đó sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp các hạng tử đồng dạng với nhau rồi thu gọn.

Lời giải: 

a) Ta có A – C = B

Suy ra C = A – B = (7xyz2 – 5xy2z + 3x2yz – xyz + 1) – (7x2yz – 5xy2z + 3xyz2 – 2)

= 7xyz2 – 5xy2z + 3x2yz – xyz + 1 – 7x2yz + 5xy2z – 3xyz2 + 2

= (7xyz2 – 3xyz2) + (5xy2z – 5xy2z) + (3x2yz – 7x2yz) – xyz + (1 + 2)

= 4xyz– 4x2yz – xyz + 3.

Vậy C = 4xyz– 4x2yz – xyz + 3.

b) Ta có A + D = B

Suy ra D = B – A = –(A – B) = –(4xyz– 4x2yz – xyz + 3)

= –4xyz+ 4x2yz + xyz – 3.

Vậy D = –4xyz+ 4x2yz + xyz – 3.

c) Ta có E – A = B.

Suy ra E = A + B = (7xyz2 – 5xy2z + 3x2yz – xyz + 1) + (7x2yz – 5xy2z + 3xyz2 – 2)

= 7xyz2 – 5xy2z + 3x2yz – xyz + 1 + 7x2yz – 5xy2z + 3xyz2 – 2

= (7xyz2 + 3xyz2) – (5xy2z + 5xy2z) + (7x2yz + 3x2yz) – xyz + (1 – 2)

= 10x2yz – 10xy2z + 10xyz2  – xyz – 1.

Vậy E = 10x2yz – 10xy2z + 10xyz2  – xyz – 1.

Bài 1.22 trang 18 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1

Từ một miếng bìa, người ta cắt ra hai hình tròn có bán kính x centimet và y centimet. Tìm biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của miếng bìa, nếu biết miếng bìa có hình dạng gồm hai hình vuông ghép lại và có kích thước (centimet) như Hình 1.2. Biểu thức đó có phải là một đa thức không? Nếu phải thì đó là đa thức bậc mấy?

Phương pháp:

Biểu thị diện tích phần còn lại của miếng bìa: Diện tích phần còn lại = Diện tích 2 hình vuông – Diện tích 2 hình tròn.

Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp các hạng tử đồng dạng với nhau rồi thu gọn.

Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó

Lời giải: 

Diện tích hai hình vuông là: \(2x.2x + 2,5y.2,5y = 4{x^2} + 6.25{y^2}\)

Diện tích hai hình tròn là: \({\pi .{x^2} + \pi .{y^2}}\)

Diện tích phần còn lại của miếng bìa là:

\(\begin{array}{l}S = 4{x^2} + 6.25{y^2} - \pi .{x^2} - \pi .{y^2}\\ = \left( {4 - \pi } \right){x^2} + \left( {6,25 - \pi } \right){y^2}\end{array}\)

Biểu thức này là một đa thức, có bậc là 2.

Bài 1.23 trang 18 sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức tập 1

Cho ba đa thức:

\(M = 3{x^3} - 4{x^2}y + 3x - y;N = 5xy - 3x + 2;P = 3{x^3} + 2{x^2}y + 7x - 1.\)

Tính M + N - P và M - N - P.

Phương pháp:

Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp các hạng tử đồng dạng với nhau rồi thu gọn.

Lời giải: 

Ta có:

• M + N – P = (3x3 – 4x2y + 3x – y) + (5xy – 3x + 2) – (3x3 + 2x2y + 7x – 1)

= 3x3 – 4x2y + 3x – y + 5xy – 3x + 2 – 3x3 – 2x2y – 7x + 1

= (3x3 – 3x3) – (4x2y + 2x2y) + 5xy + (3x – 3x – 7x) – y + (2 + 1)

= – 6x2y + 5xy – 7x – y + 3.

• M – N – P = (3x3 – 4x2y + 3x – y) – (5xy – 3x + 2) – (3x3 + 2x2y + 7x – 1)

= 3x3 – 4x2y + 3x – y – 5xy + 3x – 2 – 3x3 – 2x2y – 7x + 1

= (3x3 – 3x3) – (4x2y + 2x2y) – 5xy + (3x + 3x – 7x) – y + (1 – 2)

= – 6x2y – 5xy – x – y – 1.

Vậy M + N – P = – 6x2y + 5xy – 7x – y + 3; M – N – P = – 6x2y – 5xy – x – y – 1.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác