Bài 1 trang 52 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 1
a) Tính diện tích xung quanh của mỗi hình chóp tứ giác đều dưới đây.
b) Cho biết chiều cao của hình chóp tứ giác đều trong Hình 9a và Hình 9b lần lượt là 4cm và \(12\)cm. Tính thể tích của mỗi hình.
Lời giải:
a) Diện tích xung quanh của hình chóp trong hình 9a là: \(\frac{{6.4}}{2}.5 = 60\) (\(c{m^2}\))
Diện tích xung quanh của hình chóp trong hình 9b là: \(\frac{{10.4}}{2}.13 = 260\) (\(c{m^2}\))
b) Thể tích của hình chóp trong hình 9a là: \(\frac{1}{3}{.6^2}.4 = 48\) (\(c{m^3}\))
Thể tích của hình chóp trong hình 9b là: \(\frac{1}{3}{.10^2}.12 = 400\) (\(c{m^3}\))
Bài 2 trang 53 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 1
Nhân dịp Tết Trung thu, Nam dự định làm một chiếc lồng đèn hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy và đường cao của mặt bên tương ứng với cạnh đáy lần lượt là \(30\)cm và \(40\)cm. Em hãy giúp Nam tính xem phải cần bao nhiêu mét vuông giấy vừa đủ để dán tất cả các mặt của lồng đèn. Biết rằng nếp gấp không đáng kể.
Lời giải:
Diện tích giấy dán bốn mặt bên (diện tích xung quanh) của chiếc lồng đèn hình chóp tứ giác đều là:
Diện tích giấy dán mặt đáy của chiếc lồng đèn hình chóp tứ giác đều là:
Sđáy = 302 = 600 (cm2).
Diện tích giấy dán tất cả các mặt (diện tích toàn phần) của chiếc lồng đèn là:
Stp = Sxq + Sđáy = 2 400 + 600 = 3 000 (cm2) = 0,33 m2.
Vậy cần 0,33 mét vuông giấy vừa đủ để dán tất cả các mặt của chiếc lồng đèn.
Bài 3 trang 53 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 1
a) Tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy là \(10\)cm, chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tam giác đều là \(12\)cm.
b) Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy là \(72\)dm, chiều cao là \(68,1\)dm, chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tứ giác đều là \(77\)dm.
Lời giải:
a) Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều là: \(\frac{{10.3}}{2}.12 = 180\) (\(c{m^2}\))
b) Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là: \(\frac{{72.4}}{2}.77 = 11088\) (\(d{m^2}\))
Diện tích đáy của hình chóp tứ giác đều là: \({72^2}=5184\) (\(d{m^2}\))
Diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều là: \(11088 + 5184 = 16 272\) (\(d{m^2}\))
Thể tích của hình chóp tứ giác đều là: \(\frac{1}{3}.5184.68,1=117676,8\) (\(d{m^3}\))
Bài 4 trang 53 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 1
Bảo tàng Louvre (Pháp) có một kim tự tháp hình chóp tứ giác đều bằng kính (gọi là kim tự tháp Louvre) có chiều cao \(21,3\)m và cạnh đáy \(34\)m. Tính thể tích của kim tự tháp này.
Lời giải:
Thể tích của kim tự tháp Louvre là:
Vậy thể tích của kim tự tháp Louvre là 8 207,6 m3.
Giaibaitap.me
Giải bài tập SGK Toán 8 trang 54, 55, 56 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài tập cuối chương 2. Trong các tấm bìa ở Hình 1, tấm bìa nào gấp được hình chóp tam giác đều, tấm bìa nào gấp được hình chóp tứ giác đều?
Giải bài tập SGK Toán 8 trang 61, 62 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 1 Định lí Pythagore. Tính độ cao của con diều so với mặt đất (Hình 11)
Giải bài tập SGK Toán 8 trang 66, 67 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 2 Tứ giác. Góc kề bù với một góc của tứ giác được gọi là góc ngoài của tứ giác đó. Ta gọi tứ giác ABCD với AB = AD, CB = CD (hình 13) là hình “cái diều”. a. Chứng minh rằng AC là đường trung trực của BD.
Giải bài tập SGK Toán 8 trang 71, 72 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 3 Hình thang – Hình thang cân. Mặt bên của một chiếc vali (Hình 17a) có dạng hình thang cân và được vẽ lại như Hình 17b. Biết hình thang đó có độ dài đường cao là (60)cm, cạnh bên là (61)cm và đáy lớn là (92)cm. Tính độ dài đáy nhỏ.