Bài C4 trang 16 sgk vật lí 7
C4. Trên hình 5.4, vẽ một điểm sáng S (nguồn sáng nhỏ) đặt trước gương phẳng và hai tia sáng xuất phát từ S tới gương.
a) Hãy vẽ ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.
b) Từ đó vẽ tia phản xạ ứng với hai tia tới SI và SK.
c) Đánh dấu một vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S'
d) Giải thích tại sao ta nhìn thấy ảnh S' mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn.
Hướng dẫn giải:
a) Vẽ đường thẳng đi qua S và vuông góc với gương, trên đường thẳng đó lấy điểm S' (ở phía sau gương) sao cho khoảng cách từ S' đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương.
b) Tia phản xạ của tia SI nằm trên đường thẳng SI, tia phản xạ của tia SK nằm trên đường thẳng S'K.
c) Đặt mắt sao cho tia phản xạ đi vào mắt.
d) Ảnh ảo có thể nhìn thấy được nhưng không thể hứng được trên màn.
Mắt ta nhìn thấy S' vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S' đến mắt.
Không hứng được S' trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S' chứ không có ánh sáng thật đến S'
Vậy, ta nhìn thấy ảnh ảo S' vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S'.
Vậy, ta nhìn thấy ảnh ảo
Bài C5 trang 17 sgk vật lí 7
C5. Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình 5.5.
Hướng dẫn giải:
Tính chất của ảnh cần vật dụng: Khoảng cách từ ảnh tới gương bằng khoảng cách từ vật tới gương.
Vẽ ảnh A' và B' của điểm sáng A và điểm sáng B. A'B' chính là ảnh của AB.
Bài C6 trang 17 sgk vật lí 7
C6. Hãy giải đáp thắc mắc của bé Lan trong câu chuyện kể ở đầu bài.
Hướng dẫn giải:
Bé Lan thấy cái tháp và cái bóng của nó lộn ngược xuống nước vì:
Mặt nước coi như một gương phẳng. Bóng của tháp chính là ảnh tạo bởi gương phẳng. Chân tháp ở sát đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phía bên kia gương phẳng tức là ở dưới mặt nước.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 18 bài 6 thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng SGK Vật lý 7. Câu C1: Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì...
Giải bài tập trang 20, 21 bài 7 gương cầu lồi SGK Vật lý 7. Câu C1: Bố trí thí nghiệm như hình 7.1. Hãy quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và cho nhận xét ban đầu về các tính chất sau đây của ảnh...
Giải bài tập trang 21 bài 7 gương cầu lồi SGK Vật lý 7. Câu C3: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?...
Giải bài tập trang 22, 23 bài 8 gương cầu lõm SGK Vật lý 7. Câu C1: Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì ? So với cây nến thì ảnh của nó lớn hơn hay nhỏ hơn ?...