Bài 1 trang 87 sgk vật lí 7
1. Trong các câu sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện ?
A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở.
B. Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm.
C. Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa
D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
Hướng dẫn giải:
Chọn D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
Bài 2 trang 87 sgk vật lí 7
2. Trong mỗi hình 30.1 a, b, c, d cả hai vật A, B đều bị nhiệm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu điện tích (+ hay - ) cho vật chưa ghi dấu.
Hướng dẫn giải:
Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
Hai điện tích trái dấu thì hút nhau.
Bài 3 trang 87 sgk vật lí 7
3. Cọ xát mảnh ni lông bằng một miếng len, cho rằng mảnh ni lông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron ?
Hướng dẫn giải:
Vật nhiễm điện âm nhận thêm electron.
Vật nhiễm điện dương mất bớt electron.
Mảnh ni lông bị nhiễm điện âm, nhận thêm electron.
Miếng len bị nhiễm điện dương, mất bớt electron (electron dịch chuyển từ miếng len sang mảnh ni lông) nên thiếu electron (nhiễm điện dương).
Bài 4 trang 87 sgk vật lí 7
4. Trong các sơ đồ mạch điện hình 30.2 , sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?
Hướng dẫn giải:
Sơ đồ 30.2c) có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện: đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện trong mạch điện kín.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 87 bài 30 tổng kết chương 3 Điện học SGK Vật lí 7. Câu 5: Trong bốn thí nghiệm được bố trí như hình 30.3, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng ?...