Bài C1 trang 49 sgk vật lý 7
C1. Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra ?
Bài giải:
Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau, cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó, tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
Bài C2 trang 49 sgk vật lý 7
C2. Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quát điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí ?
Bài giải:
Khi ta thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi.
Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Lực hút của cánh quạt lên bụi mạnh hơn nhiều lực đẩy của gió lên hạt bụi nên hạt bụi bám vào cánh quạt.
Đặc biệt mép cánh quạt được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
Bài C3 trang 49 sgk vật lý 7
C3. Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, ta vẵn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao ?
Bài giải:
Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng cọ xát với khăn bông khô và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các hạt bụi vải.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 51, 52 bài 18 hai loại điện tích SGK Vật lý 7. Câu C1: Đặt nhanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng mảnh vải khô...
Giải bài tập trang 53, 54 bài 19 dòng điện - nguồn điện SGK Vật lý 7. Câu C1: Hãy tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước...
Giải bài tập trang 54 bài 19 dòng điện - nguồn điện SGK Vật lý 7. Câu C4: Cho các từ và cụm từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng điện....
Giải bài tập trang 55, 56 bài 20 chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện trong kim loại SGK Vật lý 7. Câu C1: Quan sát và nhận xét...