Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.4 trên 8 phiếu

Giải bài tập Vật lí 7

CHƯƠNG II. ÂM HỌC

Giải bài tập trang 40, 41 bài 14 phản xạ âm, tiếng vang SGK Vật lí 7. Câu C1: Em đã từng nghe thấy được tiếng vang ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó ?...

Bài C1 trang 40 sgk vật lí 7

C1. Em đã từng nghe thấy được tiếng vang ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó ?

Hướng dẫn giải:

Một số ví dụ về tiếng vang:

+ Tiếng vang ở vùng có núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.

+ Tiếng vang trong phòng rộng. vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến tường phòng rồi dội lại đến tai ta.

+ Tiếng vang từ giếng sâu. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến mặt nước giếng rồi dội lại tai ta.


Bài C2 trang 40 sgk vật lí 7

C2Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời?

Giải

Ta thường nghe thấy âm thanh trong phòng kín to hơn khi ta nghe chính âm thanh đó ngoài trời vì ở ngoài trời ta nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.


Bài C3 trang 40 sgk vật lí 7

C3Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe thấy tiếng vang.

a) Trong phòng nào có âm phản xạ?

b) Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc trong không khí là 340m/s.

Giải

Vân tốc âm trong không khí là 340 m/s nên với các khoảng cách nhỏ vài mét âm chỉ truyền trong thời gian cỡ \(\frac{1}{100}\) giây. Do đó, âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ lại gần như cùng 1 lúc.

a) Một người sẽ nghe thấy tiếng vang khi âm phản xạ lại cách âm phát ra ít nhất là \(\frac{1}{15}\)  giây.

Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Khi em nói to trong phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng không nghe thấy tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra đến tai gần như cùng một lúc (vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s nên với các khoảng cách vài trăm mét âm chỉ truyền trong một phần trăm của giây).

b) Khoảng cách giữa người nói và bức tường để nghe rõ được tiếng vang:

Để có được tiếng vang thì thời gian nghe được âm phản xa cách âm trực tiếp là \(\frac{1}{15}\) giây.

Vậy khoảng cách ngắn nhất \(S_{min}\)  từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang bằng quãng đường âm truyền. Do đó:

\(S_{min}=\frac{s}{2}=\frac{v.t}{2}=\frac{340.\frac{1}{15}}{2} = 11,39\,\,m\)

(Do quãng đường mà âm đi được từ lúc phát ra đến khi âm phản xạ đến tai người nghe bằng hai lần khoảng cách từ người đó đến bức tường)

Kết luân: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là \(\frac{1}{15}\) giây.


Bài C4 trang 41 sgk vật lí 7

C4. Trong những vật sau đây:

Miếng xốp, ghế nệm mút;

Mặt gương; tấm kim loại;

Áo len; cao su xốp;

Mặt đá hoa, tường gạch.

Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém.

Hướng dẫn giải:

+Vật phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) có bề mặt nhẵn, cứng

+ Vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt) có bề mặt gồ ghề, mềm

=> Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.

    Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me