Câu 1. Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về nghệ thuật.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nghệ thuật.
Phương pháp:
Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Văn hay chữ tốt
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995)
Tài năng của bạn
Mẹ ơi, mẹ có biết không, ở lớp con có bạn Nam đánh đàn rất giỏi. Từ lúc 3 tuổi bạn đã học đàn ở nhà văn hoá thiếu nhi của tỉnh rồi đó ạ. Tuần qua, nhân dịp khai giảng năm học mới, bạn Nam đã biểu diễn một bản nhạc rất hay khiến cả trường đều vỗ tay tán thưởng. Mẹ biết không, trong lúc đánh, đôi bàn tay của bạn rất điêu luyện, những ngón tay di chuyển uyển chuyển và nhẹ nhàng. Những nốt nhạc phát ra trầm bổng, du dương nghe rất thích tai. Mỗi lần bạn đàn, khuôn mặt bạn rất thư thái và phiêu theo những nốt nhạc. Bởi vậy, nhìn bạn như một nghệ sĩ chơi Piano thực thụ. Cho tới bây giờ, bạn đã chơi được rất nhiều bản nhạc, trong đó có những bản nhạc khó và nổi tiếng. Con rất khâm phục tài năng của bạn, con ước mình cũng có thể giỏi được như bạn Nam mẹ ạ.
Nghệ thuật thư pháp nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam
Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ chuẩn xác, cho đẹp, nhưng cùng với thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, tạo ra những hình tượng nghệ thuật thể hiện ý tứ sâu xa của tác giả. Thư Pháp vốn xuất thân từ Trung Hoa và được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên thời nhà Hán. Tác phẩm Thư pháp đầu tiên của Việt Nam được tìm thấy là dòng chữ “Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn” đắp theo lối chữ “triện” trên trán bia ở làng Trường Xuân (Thanh Hóa). Tác phẩm Thư pháp này hiện đang được trưng bày ở viện bảo tàng lịch sử.
Câu 2. Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).
- Cảm nghĩ của em.
Phương pháp:
Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.
Trả lời:
- Tên bài đọc: Văn hay chữ tốt, Tài năng của bạn, Nghệ thuật thư pháp nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam.
- Cảm nghĩ của em: Qua các bài đọc em thêm hiểu hơn về những nét nghệ thuật, trân trọng và hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện trong các bộ môn nghệ thuật.
Giaibaitap.me
Soạn bài Kể chuyện Đàn cá heo và bản nhạc trang 107, 108, 109 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Điều gì đã thu hút đàn cá heo bơi theo tàu, thoát khỏi vùng biển băng giá?
Soạn bài Ông lão nhân hậu trang 112, 113 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Vì sao cô bé sững người khi nghe bác bảo vệ nói về ông cụ?
Soạn bài Em yêu nghệ thuật trang 113 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Viết đoạn văn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật (hoặc chiếu phim)
Soạn bài Bàn tay cô giáo trang 114, 115 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Em hãy miêu tả bức tranh mà cô giáo tạo nên từ những tờ giấy màu.